Hồ sơ hải quan đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm những gì?
Hồ sơ hải quan đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 5 Thông tư 49/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Hồ sơ hải quan đối với bưu gửi xuất khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu (dạng điện tử) theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
c) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính;
d) Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền có xác nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chụp.
2. Hồ sơ hải quan đối với bưu gửi nhập khẩu bao gồm:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính;
b) Hóa đơn thương mại (nếu có): 01 bản chụp;
c) Vận đơn, trường hợp không có vận đơn thì người khai hải quan sử dụng mã số gói, kiện hàng hóa để khai hải quan hoặc nộp danh mục gói, kiện hàng hóa do doanh nghiệp lập: 01 bản chụp;
d) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật:
d.1) Giấy phép nhập khẩu đối với gói, kiện hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính;
d.2) Đối với gói, kiện hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định của Bộ Tài chính, người khai hải quan khai và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống) dưới dạng dữ liệu điện tử, hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính tờ khai trị giá khi khai hải quan trên tờ khai giấy theo mẫu tờ khai trị giá ban hành kèm Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp người khai hải quan xác định gói, kiện hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá;
d.3) Tờ khai xác nhận viện trợ của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu là hàng viện trợ: 01 bản chính;
d.4) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng đối với bưu gửi của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan: 01 bản chụp;
d.5) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định tại Điểm g, Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính: 01 bản chính;
d.6) Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do Bộ Công Thương cấp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền có xác nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chụp;
3. Trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì các văn bản quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điểm d.1, Điểm d.5 và Điểm d.6 Khoản 2 Điều này nộp ở dạng điện tử; trường hợp phải kiểm tra hồ sơ giấy, thì nộp các văn bản này cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục;
4. Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi văn bản quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm d.1 Khoản 2 Điều này dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp. Người khai hải quan khai thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan, không phải nộp các văn bản này; trường hợp phải kiểm tra hồ sơ giấy, thì nộp bản chính các văn bản này cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục.
Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ hải quan đối với bưu gửi xuất khẩu, nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 49/2015/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?