Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa được thực hiện như thế nào?

Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Phương Linh, sống tại Bình Dương. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tôi đang tìm hiểu về thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa nhưng chưa tìm được văn bản quy định nội dung này. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa được thực hiện như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)    

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 11/2017/TT-BCT (có hiệu lực ngày 11/09/2017) quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì:

1. Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 10 Thông tư này đến Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.

3. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.

4. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

5. Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xác minh không tính vào thời gian xử lý hồ sơ tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

6. Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện tới địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 11/2017/TT-BCT.

Trân trọng!    

Quy trình cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp mới nhất về Quy trình cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy trình cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất
247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quy trình cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy trình cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào