Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BCT (có hiệu lực ngày 11/09/2017) quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì:
1. Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn để tránh ùn tắc tại cảng, cửa khẩu và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
2. Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này nhưng hiện tượng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:
a) Áp dụng việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với một số loại hàng hóa theo thông báo của Bộ Công Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất thực hiện như quy định tại Chương III Thông tư này.
b) Có văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng đưa hàng về Việt Nam.
c) Tạm dừng cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 11/2017/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?