Thuốc bổ trợ binh chủng được quy định như thế nào?

Thuốc bổ trợ binh chủng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Anh, sống tại Hà Nội. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực quốc phòng. Tôi đang tìm hiểu về thuốc bổ trợ binh chủng nhưng chưa tìm được văn bản quy định nội dung này. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Thuốc bổ trợ binh chủng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)     

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 187/2017/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn vật chất quân y của Nghị định 76/2016/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì: 

1. Phạm vi bảo đảm: Được bảo đảm ngoài tiêu chuẩn thuốc khám chữa bệnh thường xuyên, ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế đối với các đơn vị đã tham gia bảo hiểm y tế; nhằm dự phòng bệnh tật, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho các đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Loại tiêu chuẩn của đối tượng được bảo đảm thực hiện theo quy định tại Mục 4 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP.

3. Đối tượng được bảo đảm trong các trường hợp cụ thể sau:

a) Đặc công, trinh sát, tình báo, phi công, cơ giới trên không, thông tin trên không, vô tuyến điện - ra đa tuần thám trên không, thợ lặn: Các đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện, tác chiến thuộc các quân chủng, binh chủng trong Quân đội;

b) Trinh sát điện tử, trắc thủ ra đa: Các đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ vận hành, sử dụng, huấn luyện, tác chiến thuộc các quân, binh chủng trong Quân đội;

c) Biên giới: Các đối tượng thuộc biên chế tại các đơn vị ở vùng biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

d) Đảo gần, bộ đội tàu mặt nước: Các đối tượng thuộc biên chế tại đảo gần bờ, tàu mặt nước;

đ) Bệnh nghề nghiệp, độc hại đặc thù quân sự: Các đối tượng thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

e) Bộ đội Trường Sa-DK: Các đối tượng thuộc biên chế tại các điểm đảo, nhà giàn, tàu trực tại Trường Sa-DK;

g) Bộ đội Biên phòng: Các đối tượng thuộc biên chế tại các đồn Biên phòng.

4. Trường hợp một người thuộc nhiều loại đối tượng ở Khoản 2 Điều này thì được hưởng một tiêu chuẩn cao nhất quy định tại Mục 4 Danh mục số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 76/2016/NĐ-CP;

Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, quân y đơn vị báo cáo số lượng các đối tượng được hưởng theo Khoản 3 Điều này; sau thời điểm trên, trường hợp có thay đổi quân số, quân y đơn vị báo cáo số lượng bổ sung lên quân y tuyến trên trực tiếp cho đến Cục Quân y.

5. Phương thức bảo đảm

a) Quân y đơn vị bảo đảm bằng thuốc bổ trợ, phù hợp với nhu cầu đặc thù quân sự của từng đối tượng;

b) Trường hợp không mua được thuốc bổ trợ thì bảo đảm bằng thực phẩm chức năng có cùng thành phần và tác dụng.

Trên đây là nội dung tư vấn về thuốc bổ trợ binh chủng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 187/2017/TT-BQP.

Trân trọng!   

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

339 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào