Tu chỉnh điểm khống chế ảnh viễn thám trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Tu chỉnh điểm khống chế ảnh viễn thám trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám được quy định tại Điều 11 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
Tất cả các điểm khống chế ảnh và điểm kiểm tra chích trên ảnh viễn thám phải được tu chỉnh ở cả 2 mặt của ảnh. Đường kính lỗ chích không vượt quá 0,15 mm trên ảnh.
1. Ở mặt phải ảnh viễn thám: các điểm được khoanh vị trí và ghi tên điểm bằng mực không phai. Các điểm tọa độ và điểm độ cao quốc gia được sử dụng làm cơ sở để đo nối khống chế ảnh viễn thám được chích lên mặt phải của ảnh viễn thám theo quy định tại Hình 2.
Hình 2. Tu chỉnh điểm khống chế ảnh ở mặt phải ảnh viễn thám
a) N1002 là tên điểm khống chế ảnh về mặt phẳng (ký hiệu bằng vòng tròn màu đỏ đường kính 01 (một) cm và số hiệu điểm màu đỏ);
b) H309 là tên điểm khống chế ảnh về độ cao (ký hiệu bằng vòng tròn màu xanh dương đường kính 01 (một) cm và số hiệu điểm màu xanh);
c) N1003 là tên điểm khống chế ảnh về mặt phẳng và độ cao (ký hiệu bằng vòng tròn ngoài màu đỏ đường kính 01 (một) cm, vòng tròn trong màu xanh dương đường kính 0,6 (không phẩy sáu) cm và số hiệu điểm màu đỏ);
d) 11514 là tên điểm tọa độ quốc gia (ký hiệu bằng tam giác màu đỏ mỗi cạnh dài 01 (một) cm và số hiệu điểm màu đỏ);
đ) 11521 là tên điểm tọa độ quốc gia không thể chích chính xác trên ảnh viễn thám (ký hiệu bằng tam giác màu đỏ nét đứt, mỗi cạnh dài 01 (một) cm và số hiệu điểm màu đỏ);
e) I(HN-HP)7LD là tên điểm độ cao quốc gia (ký hiệu bằng vòng tròn màu xanh lá cây đường kính 01 (một) cm và số hiệu điểm màu xanh lá cây);
g) KN1001 là tên điểm kiểm tra khống chế ảnh (ký hiệu bằng vòng tròn màu đỏ đường kính 01 (một) cm và số hiệu điểm màu đỏ).
2. Ở mặt trái ảnh viễn thám: sơ đồ ghi chú điểm vẽ bằng nét mực màu đen được phóng đại từ 2 đến 4 lần so với tỷ lệ ở mặt phải ảnh viễn thám. Các đường nét và nền của sơ đồ phải tương tự như trên ảnh. Trong ghi chú điểm phải ghi rõ số hiệu điểm, mô tả chi tiết vị trí điểm và tên người chích điểm. Các ô vuông có kích thước 3x3 cm theo quy định tại Hình 3.
Hình 3. Tu chỉnh điểm khống chế ảnh ở mặt trái ảnh viễn thám
a) N1002 là tên điểm khống chế ảnh về mặt phẳng;
b) H309 là tên điểm khống chế ảnh về độ cao;
c) 8,35 là độ cao của điểm khống chế ảnh;
d) 0,6 là tỷ cao hoặc tỷ sâu của điểm khống chế ảnh.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc tu chỉnh điểm khống chế ảnh viễn thám trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 08/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?