Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử

Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử như thế nào? Xin chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi đang tìm hiểu một số nội dung liên quan đến quy trình đo khống chế ảnh viễn thám, nhưng tôi gặp một chút khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Chính vì thế, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự tư vấn từ các anh/chị trong Ban biên tập. Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định chi tiết nội dung này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh/chị rất nhiều.  Minh Long (long***@gmail.com)

Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám được quy định tại Điều 10 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:

1. Đo điểm khống chế ảnh viễn thám

Sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử tiến hành đo điểm khống chế ảnh viễn thám theo lưới đường chuyền đã được thiết kế. Khi sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử để đo điểm khống chế ảnh và điểm kiểm tra phải tuân thủ chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000.

2. Tính toán bình sai điểm khống chế ảnh viễn thám:

a) Kết quả đo được tính toán khái lược bằng phương pháp bình sai gần đúng. Khi sai số khép góc hoặc sai số khép vòng, sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền đạt giới hạn cho phép thì kết quả đo này mới được sử dụng để bình sai bằng phương pháp bình sai chặt chẽ;

b) Tính toán bình sai lưới khống chế ảnh sử dụng công nghệ đo bằng phương pháp đường chuyền quy định tại Bảng 2.

STT

Tiêu chí đánh giá độ chính xác

Chỉ tiêu kỹ thuật

1

Góc ngoặt của đường chuyền

≥ 30° (độ)

2

Số cạnh đường chuyền

≤ 15

3

Chiều dài đường chuyền:

- Nối 2 điểm cấp cao

- Chu vi vòng khép

 

≤ 8 km

≤ 20 km

4

Chiều dài đường chuyền:

- Cạnh dài nhất

- Cạnh ngắn nhất

- Chiều dài trung bình một cạnh

 

≤ 1.400 m

≥ 200 m

500-700 m

5

Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc

≤ 5 giây

6

Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền vòng khép)

≤ 5 √n giây

7

Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s]

≤ 1:25.000

8

Sai số vị trí điểm khống chế ảnh viễn thám sau bình sai so với điểm gốc tọađộ nhà nước gần nhất

≤ 0.2 pixel

Bảng 2: Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi sử dụng phương pháp đường chuyn

Trên đây là nội dung tư vấn về việc đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 08/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

203 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào