Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch kiểm soát viên thị trường
Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch kiểm soát viên thị trường được quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2015/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Kiểm soát viên thị trường (mã số ngạch 21.189)
1. Chức trách
Là công chức thực thi các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực quản lý thị trường, giúp lãnh đạo, quản lý của Cục Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường hoặc đội quản lý thị trường để tham mưu hoặc trực tiếp kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý thị trường; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;
b) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm; chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định xử lý và kiến nghị của mình;
c) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kịp thời việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định;
d) Nghiên cứu, xây dựng và kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được đường lối, chủ trương chính sách chung; nắm vững phương hướng, chủ trương, chính sách về quản lý thị trường và các lĩnh vực liên quan;
b) Nắm vững các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật của quản lý thị trường và lĩnh vực liên quan;
c) Nắm vững các mục tiêu, đối tượng quản lý, các hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý thị trường và những hệ thống có liên quan;
d) Biết xây dựng phương án, kế hoạch, các thể loại văn bản hành chính, thông thạo ghi chép ấn chỉ quản lý thị trường và thủ tục hành chính nhà nước;
đ) Am hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, đời sống xung quanh trên địa bàn được phân công và xu thế phát triển công tác quản lý thị trường trong nước;
e) Có khả năng tổng hợp, hướng dẫn, triển khai công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, tổ chức phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan và khả năng tổ chức làm việc độc lập;
g) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên thị trường phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên trung cấp thị trường hoặc tương đương tối thiểu 3 năm (36 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm soát viên thị trường;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch kiểm soát viên thị trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2015/TT-BNV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?