Công tác chuẩn bị trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám được thực hiện như thế nào?
Công tác chuẩn bị trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám được quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
1. Xác định khu vực đo khống chế ảnh viễn thám.
2. Thu thập các tài liệu bao gồm:
a) Ảnh viễn thám khu vực đo khống chế;
b) Sơ đồ, tọa độ, độ cao của các điểm tọa độ và điểm độ cao quốc gia đã có trong khu vực đo khống chế ảnh viễn thám;
c) Thiết kế kỹ thuật và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan;
d) Tài liệu bản đồ địa hình mới nhất của khu vực đo khống chế ảnh viễn thám.
3. Xác định phương pháp đo khống chế ảnh viễn thám bao gồm: đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh hoặc bằng phương pháp đường chuyền sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc kinh vĩ điện tử tùy theo thiết kế kỹ thuật.
4. Kiểm tra máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám:
a) Các máy thu tín hiệu vệ tinh đo GNSS sử dụng trong đo khống chế ảnh viễn thám phải có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực;
b) Các máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử, thước invar, thước thép phải có chứng nhận kiểm định còn hiệu lực;
c) Các thiết bị phải được kiểm tra trước khi đo khống chế ảnh viễn thám. Tài liệu kiểm tra phải lưu kèm theo kết quả đo khống chế ảnh viễn thám.
Trên đây là nội dung tư vấn về công tác chuẩn bị trong quy trình đo khống chế ảnh viễn thám. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 08/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?