Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động giúp việc gia đình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động giúp việc gia đình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một nhân viên đang làm việc tại Tp Hồ Chí Minh, có một thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động giúp việc gia đình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!  Minh Nhi (0977*******)

Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động giúp việc gia đình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được pháp luật quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

1. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 11 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP:

a) Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

b) Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước;

c) Phải hoàn trả chi phí hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có) cho người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 12 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP:

a) Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

b) Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại điểm a khoản này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;

c) Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động thì ngoài khoản bồi thường quy định tại điểm a khoản này và trợ cấp thôi việc (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước;

đ) Trả tiền tàu xe đi đường khi người lao động về nơi cư trú.

3. Tiền lương tháng làm căn cứ tính bồi thường và tính trả cho những ngày người lao động không làm việc hoặc cho những ngày không báo trước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

4. Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo ngày để chi trả cho những ngày người lao động không được làm việc quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này được xác định trên cơ sở số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tháng thuộc phần trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật do hai bên xác định và ghi trong hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng mà hai bên xác định nhưng tối đa không quá 26 ngày trong tháng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động giúp việc gia đình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu đơn ứng tuyển chọn lọc hay nhất cho người lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận thâm niên công tác cho người lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm theo mẫu chuẩn được sử dụng nhiều nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm của người lao động mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề xuất tăng lương cho người lao động mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin giấy xác nhận hạnh kiểm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2024 dành cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào