Lễ bế giảng trong Công an nhân dân được tiến hành theo trình tự nào?

Trình tự tiến hành lễ bế giảng trong Công an nhân dân được quy định ra sao? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Hiện tại, em đang tìm hiểu về cách thức tổ chức các nghi lễ trong Công an nhân dân. Em được biết, hầu hết các nghi lễ trong Công an, Quân đội nhân dân đều được tổ chức rất trang trọng trong đó có lễ khai giảng, bế giảng. Em thắc mắc không biết lễ bế giảng trong Công an nhân dân được tiến hành theo trình tự nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe! V Phùng Xuân Thế (the***@yahoo.com)

Ngày 10/4/2012, Bộ Công an ban hành Thông tư 19/2012/TT-BCA quy định về Nghi lễ Công an nhân dân. Theo đó, Thông tư này quy định nguyên tắc, hình thức, trình tự tổ chức các nghi lễ trong Công an nhân dân, bao gồm: Lễ chào cờ Tổ quốc; lễ đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an và các đoàn khách quốc tế; lễ trao tặng và đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác; lễ tuyên thệ; lễ phong, thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học; lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống; lễ khai giảng và bế giảng năm học, khóa học, lớp học.

Trình tự tiến hành lễ bế giảng trong Công an nhân dân là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 46 Thông tư 19/2012/TT-BCA. Cụ thể bao gồm:

1. Báo cáo cấp trên;

2. Chào cờ, hát Quốc ca;

3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

4. Giám đốc học viện, hiệu trưởng nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị báo cáo tổng kết khóa học, lớp học;

5. Công bố quyết định tốt nghiệp, quyết định phong, thăng cấp bậc hàm và trao bằng tốt nghiệp (hoặc giấy chứng nhận), gắn cấp hiệu cho học viên:

a) Công bố quyết định tốt nghiệp, quyết định phong, thăng cấp bậc hàm

- Ban tổ chức mời học viên được công nhận tốt nghiệp đứng lên nghe công bố quyết định;

- Ban tổ chức đọc quyết định tốt nghiệp, quyết định phong, thăng cấp bậc hàm.

b) Trao bằng tốt nghiệp và gắn cấp hiệu

- Ban tổ chức mời đại diện học viên xuất sắc lên lễ đài, đứng nghiêm thành một hàng ngang để nhận bằng tốt nghiệp và gắn cấp hiệu;

- Ban tổ chức mời đại diện ban giám đốc học viện, ban giám hiệu nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị lên trao bằng tốt nghiệp và gắn cấp hiệu cho học viên;

+ Động tác trao, nhận bằng tốt nghiệp: Cấp trên đến, học viên tiến một bước, đứng nghiêm thực hiện động tác chào, cấp trên chào đáp lễ, bắt tay học viên và trao bằng tốt nhgiệp; khi cấp trên trao bằng tốt nghiệp, học viên đưa hai tay ra nhận, cầm hai cạnh bên của “bằng”, bốn ngón con ở phía trước, ngón cái ở phía sau, mặt “bằng” hướng về phía trước, cánh tay khép hờ tự nhiên, cánh tay trên và cánh tay dưới tạo với nhau thành góc khoảng 80 độ (o);

+ Động tác gắn cấp hiệu: Trao bằng tốt nghiệp xong, cấp trên tháo cấp hiệu cũ từ vai áo bên phải sang vai áo bên trái và gắn cấp hiệu mới lên vai áo người được nhận; sau khi nhận bằng tốt nghiệp và được gắn cấp hiệu xong, học viên lùi một bước về vị trí ban đầu;

- Cấp trên trao bằng tốt nghiệp và gắn xong cấp hiệu cho người cuối cùng, về đứng giữa cùng hàng với các đồng chí được phong, thăng cấp bậc hàm, cùng toàn thể cán bộ, học viên vỗ tay chúc mừng;

- Lãnh đạo cấp trên về vị trí; học viên thành hàng đi về nơi quy định.

6. Tuyên thệ: Thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 22 và Khoản 5, Điều 26 Thông tư này;

7. Công bố quyết định khen thưởng và tổ chức trao thưởng (nếu có);

8. Lãnh đạo cấp trên phát biểu ý kiến và giao nhiệm vụ;

9. Kết thúc buổi lễ: Giám đốc học viện, hiệu trưởng nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị phát biểu ý kiến tiếp thu, cảm ơn và tuyên bố kết thúc buổi lễ.

Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi đến bạn một số thông tin về nguyên tắc tổ chức và thành phần tham dự lễ bế giảng trong Công an nhân dân như sau:

- Về nguyên tắc tổ chức, pháp luật hiện hành yêu cầu:

+ Tổ chức lễ bế giảng khóa học, lớp học đào tạo trong các học viện, nhà trường, đơn vị Công an nhân dân nhằm đánh giá kết quả giảng dạy của nhà trường và quá trình học tập, rèn luyện của học viên.

+ Các lớp học trong một khóa nếu kết thúc cùng thời gian gần nhau thì tổ chức lễ bế giảng chung một lần, không tổ chức lễ bế giảng từng lớp riêng trong một trường.

- Về thành phần dự lễ: Căn cứ vào tính chất khóa học, lớp học để quyết định thành phần, số lượng đại biểu dự lễ cho phù hợp; thành phần dự lễ bao gồm:

+ Khách mời.

+ Ban giám đốc học viện, ban giám hiệu nhà trường hoặc lãnh đạo đơn vị tổ chức buổi lễ.

+ Cán bộ, giáo viên, học viên.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trình tự tiến hành lễ bế giảng trong Công an nhân dân. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2012/TT-BCA.

Trân trọng!

Công an nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Công an nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm từ Thiếu úy lên Trung úy công an nhân dân mất bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 56/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở trong Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương tối thiểu Đại tướng công an năm 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm sĩ quan công an từ Thiếu tá lên Trung tá mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về điều kiện kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
06 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của CAND từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân tối thiểu là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến sĩ công an nhân dân vi phạm điều lệnh nào thì bị kỷ luật cảnh cáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công an nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
290 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào