Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng và thực hiện biện pháp bình ổn giá
Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng và thực hiện biện pháp bình ổn giá được quy định tại Điều 7 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 149/2016/NĐ-CP) như sau:
1. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Điều 18 Luật Giá; đồng thời thực hiện theo phân công tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia;
b) Các biện pháp về tài chính; hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế;
c) Lập và sử dụng quỹ bình ổn giá theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
d) Đăng ký giá; định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm h, 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
đ) Kiểm tra yếu tố hình thành giá;
g) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ lưu thông thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
3a. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ lưu thông thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Đăng ký giá; định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá quy định tại điểm h khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện bình ổn giá đối với mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 3 Nghị định này bằng các biện pháp bình ổn giá dưới đây:
a) Điều hòa cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ lưu thông;
b) Kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;
c) Đăng ký giá; định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá;
d) Kiểm tra yếu tố hình thành giá.
5. Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có trách nhiệm tham mưu đề xuất trình Chính phủ quyết định và hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các biện pháp tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật để bình ổn giá.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ngành liên quan; chủ động thực hiện chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp áp dụng bình ổn giá theo thẩm quyền như sau:
a) Điều hòa cung cầu một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá theo quy định;
d) Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có trên địa bàn;
đ) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế;
e) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần thiết để phục vụ sản xuất, tiêu dùng.
7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn của các Bộ. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng và thực hiện biện pháp bình ổn giá. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 177/2013/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?