Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP. Cụ thể là:
1. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực công tác và nhiệm vụ được giao, bao gồm cả những công việc đã phân công hoặc ủy nhiệm cho cấp dưới; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước theo ngành, vùng lãnh thổ và lĩnh vực công tác. Trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý, chỉ huy cán bộ, nhân viên, chiến sĩ thuộc quyền và thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
2. Quyết định các vấn đề theo thẩm quyền hoặc trình Thủ trưởng Bộ xem xét, quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan. Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách để chỉ đạo giải quyết; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị mình sang cơ quan, đơn vị khác hoặc lên Bộ Quốc phòng hoặc vượt cấp; không giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị khác.
3. Chủ động tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với chỉ huy các cơ quan, đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình phụ trách và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.
4. Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế làm việc trong cơ quan, đơn vị mình; phân công trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc cho cấp phó. Ủy quyền một cấp phó giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị khi vắng mặt.
5. Quản lý cơ quan, đơn vị chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, quy định của Quân đội và các quy định của chính quyền địa phương nơi cơ quan, đơn vị đóng quân.
6. Trong quan hệ, giao dịch công tác với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước, chỉ huy cơ quan, đơn vị phải báo cáo Thủ trưởng Bộ phụ trách và lấy danh nghĩa cơ quan, đơn vị mình để làm việc, đồng thời chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh trong quan hệ giao dịch đó. Chỉ lấy danh nghĩa Bộ Quốc phòng trong trường hợp được Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách công việc đó giao. Chỉ huy cơ quan, đơn vị phải báo cáo Thủ trưởng Bộ về yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Quốc phòng và chỉ cung cấp khi Thủ trưởng Bộ đồng ý.
7. Khi được ủy nhiệm là đại diện Bộ Quốc phòng tham gia giải quyết công việc do Chính phủ hoặc các ban, bộ, ngành, địa phương yêu cầu thì chỉ huy cơ quan, đơn vị được ủy nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị nội dung. Những nội dung quan trọng cần đảm bảo chặt chẽ thì xin ý kiến Thủ trưởng Bộ. Sau khi thực hiện xong, phải báo cáo đầy đủ nội dung đã tham gia bằng văn bản lên Bộ Quốc phòng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Bộ về báo cáo đó; không được phát ngôn và làm trái với nội dung được ủy nhiệm của Thủ trưởng Bộ.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 52/2017/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?