Vị thuốc Ý dĩ là gì?
Khái niệm vị thuốc Ý dĩ được quy định tại Mục 103 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Ý dĩ là hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ (Coix lachryma-Jobi L.), họ Lúa (Poaceae).
Vị thuốc Ý dĩ được chế biến theo phương pháp chế biến Ý dĩ sao vàng với cám. Để chế biến 1,0 kg Ý dĩ sao vàng với cám thì cần 1,0 kg Ý dĩ và 0,1 kg cám gạo. Theo đó, thực hiện cho cám vào chảo, đun đến khi có khói cho Ý dĩ (đã được phun trước với nước cho hơi ẩm) vào chảo và đảo đều và nhanh tay đến khi bề mặt thuốc chuyển màu vàng thổ và có các chấm đen, lấy ra, sàng loại bỏ cám bị cháy đen, tãi cho nguội.
Vị thuốc Ý vĩ là hạt hình trứng ngắn hay hơi tròn, dài 0,5 - 0,8 cm, đường kính 0,2 - 0,5 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt, bên trong màu trắng hay trắng ngà. Mùi thơm.
Vị thuốc Ý vĩ có vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh. Quy kinh tỳ, vị, phế. Có công năng hòa hoãn tính lương, tăng cường tác dụng kiện tỳ chỉ tả và được dùng để chủ trị ăn kém, tiêu hóa kém, ỉa chảy do tỳ hư. Phù thũng, tê thấp chân tay co rút, cước khí.
Người bệnh dùng vị thuốc Ý vĩ từ 10 - 30 g/ ngày, phối ngũ trong các bài thuốc. Không dùng cho trường hợp người âm hư, phụ nữ có thai, tổn thương tân dịch.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Ý dĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?