Nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer

Nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thiên Trang hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer được quy định tại Tiết b Tiểu mục 2 Mục IV Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó: 

Nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer bao gồm:

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Khmer

+ Giới thiệu chung về tiếng Khmer;

+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Khmer, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Khmer và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;

+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Khmer.

+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;

+ Từ gốc và từ mượn;

+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Khmer;

+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Khmer;

+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;

+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Khmer:

+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống: Địa hình bằng phẳng thuận lợi giao thông, đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;

+ Một số đặc điểm về văn hóa Khmer trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng trong các nghi lễ với thần linh); các lễ hội lớn trong năm (Bôn Chôl Chhnăm thô-mây, Bôn Pho-chum bân, Bôn Ooc-òm booc, Bôn Po-ro-năng túc ngo, Po-ro-năng cô, Bôn Pị-sa bô-chia); các lễ trong tang ma, cưới xin, đền ơn, đáp nghĩa (đắp núi cát); các tập tục trong nghi lễ vòng đời: Bôn Cạ- thân (lễ Dâng y), Bôn pho-ca (lễ Dâng hoa), Bôn Păp-pạ-chia (lễ Xuất gia đi tu), Bôn com-san so-rốc (lễ Cầu an), Bôn Sen Đôn ta (lễ Cúng ông bà), Bôn chom-rơn po-rẹ-chon (lễ Mừng thọ); tập quán ăn mặc; tôn giáo tín ngưỡng: sự du nhập của Phật giáo Nam tông; triết lí của phật giáo Nam tông; các điều răn của Phật giáo Nam tông; vai trò ngôi chùa trong đời sống dân tộc Khmer;

+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Khmer trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian, văn học viết Khmer trước đây và hiện nay.

Trên đây là tư vấn về nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Bồi dưỡng giáo viên
Hỏi đáp mới nhất về Bồi dưỡng giáo viên
Hỏi đáp pháp luật
Việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông thực hiện kế hoạch như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đơn vị nào có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục?
Hỏi đáp pháp luật
Việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng những tài liệu nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc xếp loại kết quả bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mỗi quan hệ giữa các đơn vị giáo dục với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi dưỡng giáo viên
Thư Viện Pháp Luật
233 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bồi dưỡng giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng giáo viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào