Vị thuốc Thủy xương bồ là gì?
Khái niệm vị thuốc Thủy xương bồ được quy định tại Mục 91 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Thủy xương bồ chế là sản phẩm đã chế biến từ thân rễ của cây Thủy xương bồ (Acorus calamus L.), họ Ráy (Araceae).
Vị thuốc Thủy xương bồ được chế biến theo ba phương pháp là phương pháp chế biến Thủy xương bồ sao vàng, phương pháp chế biến Thủy xương bồ phiến sao cám và phương pháp chế biến Thủy xương bồ chích gừng. Trong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Thủy xương bồ sao vàng thì thực hiện lấy Thủy xương bồ phiến sao đều, nhỏ lửa tới khi toàn bộ bên ngoài mặt phiến có màu vàng hoặc hơi vàng, mùi thơm đặc trưng của Xương bồ.
- Đối với phương pháp chế biến Thủy xương bồ phiến sao cám thì để chế biến 1,0 kg Thủy xương bồ phiến sao cám thì cần 1,0 kg Thủy xương bồ phiến và 200 g cám gạo. Theo đó, thực hiện đun chảo nóng già, đổ cám vào sao tới lúc bốc khói trắng. Cho Thủy xương bồ phiến vào, đảo đều tới khi toàn bộ bên mặt ngoài phiến có màu vàng đậm. Lấy ra để nguội, loại bỏ hết cám.
- Đối với phương pháp chế biến Thủy xương bồ chích gừng thì thực hiện chế biến 1,0 kg Thủy xương bồ chích gừng thì cần 1,0 kg Thủy xương bồ phiến và 300 g gừng tươi. Theo đó, thực hiện đem gừng tươi rữa sạch, thái phiến, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm nước sạch, làm vài lần, vắt đủ 200 ml. Trộn đều dịch gừng với Thủy xương bồ phiến. Ủ 24 giờ (6 giờ đảo một lần), lấy ra, để khô se. Sao vàng.
Vị thuốc Thủy xương bồ là những phiến mỏng, cong queo, màu hơi vàng (Thủy xương bồ sao vàng), màu vàng đậm (Thủy xương bồ sao cám), màu vàng (Thủy xương bồ chích gừng), vị đắng, cay, mùi thơm nhẹ đặc trưng của Xương bồ, ngoài ra còn có mùi thơm của gừng (Thủy xương bồ chích gừng)
Vị thuốc Thủy xương bồ có vị tân; Tính ôn. Quy kinh tâm, can, tỳ. Có công năng thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khử thấp, giải độc sát trùng và được dùng để chủ trị các bệnh về đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, viêm phế quản (dùng Thủy xương bồ chích gừng, hoặc sao vàng), tai ù, đau bụng, đầy bụng, ỉa chảy, tâm hồi hộp, loạn nhịp (dùng Thủy xương bồ sao cám).
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Thủy xương bồ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?