Nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai
Nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định tại Tiết b Tiểu mục 2 Mục IV Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:
Nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai bao gồm:
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai
+ Giới thiệu chung về tiếng Jrai;
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Jrai, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Jrai và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Jrai.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và
phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng
chuyển nghĩa của từ tiếng Jrai;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Jrai;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Jrai
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Jrai sinh sống: Địa hình chủ yếu bằng phẳng, giao thông giữa các vùng thuận tiện; đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa dân tộc Jrai trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng với già làng, chức sắc, khua phat kơđi, giao tiếp trong các nghi lễ với thần linh); thói quen ăn uống (rượu cần, thịt nướng); ở (nhà dài, nhà rông, nhà mồ); trang sức (vòng bạc đeo cổ, còng đồng để đeo tay); trang phục; sinh hoạt hàng ngày, tín ngưỡng (thờ đa thần); lễ nghi, phong tục, luật tục (hôn nhân, ma chay, thờ cúng, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa, lễ ở nhà mới, lễ thổi tai); sinh hoạt văn nghệ (múa hát và các làn điệu dân ca: Khóc Kam Thơng, hát đối đáp, hát tỏ tình tơlơi khăp dam dra); các loại nhạc cụ (cồng chiêng, đàn T’rưng, đàn Gông/Ting ning, đàn Kơni, Đing dek, Đing pơng); hôn nhân gia đình (truyền thống mẫu hệ) và các nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm);
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Jrai trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (truyện dân gian, truyện cổ tích, thơ ca, câu đố, thơ đối đáp trong tình duyên, dân ca, trường ca: Xinh Nhã, Ðăm Di; Udai - Ujac); văn học viết Jrai trước đây và hiện nay.
Trên đây là tư vấn về nội dung học phần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai trong bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Nghị định 115 năm 2020 file word về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức mới nhất?
- Từ 1/1/2025, 1 sân tập lái ô tô phải đáp ứng tối đa lưu lượng 1000 học viên?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?