Vị thuốc Phù bình là gì?
Khái niệm vị thuốc Phù bình được quy định tại Mục 74 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Phù bình (Bèo cái) là cả cây bỏ rễ đã phơi hay sấy khô của Bèo cái (Pistia stratiotes L.), họ Ráy (Araceae).
Vị thuốc Phù bình được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Phù bình phiến và phương pháp chế biến Phù bình sao qua. Trong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Phù bình phiến thì thực hiện lấy phù bình loại bỏ rễ và tạp chất, rửa sạch, phơi khô.
- Đối với phương pháp chế biến Phù bình sao qua thì thực hiện cho dược liệu vào chảo, dùng lửa nhỏ sao đều đến khi có mùi thơm bốc lên, phiến thuốc ngả màu sẫm là được.
Vị thuốc Phù bình sao qua là cụm lá mọc quanh gốc có màu nâu xám hình hoa thị, phiến lá nhăn nheo hơi cháy xém. Thể chất khô dòn, dễ bóp vụn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi mặn, cay.
Vị thuốc Phù bình có vị cay, tính lạnh. Quy kinh phế, thận. Có công năng phát hãn khu phong, hành thủy tiêu phù và được dùng để chủ trị các bệnh về ngoại cảm phong nhiệt, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng. Loại bèo tía có tác dụng thanh nhiệt.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Phù bình. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?