Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được pháp luật quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước do Bộ Y tế - Bộ Công thương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
1. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký chỉ định, gia hạn đăng ký chỉ định, đăng ký thay đổi bổ sung; tổ chức đánh giá, chỉ định cơ sở kiểm nghiệm.
2. Kiểm tra, giám sát sau chỉ định.
3. Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động đánh giá, chỉ định, kiểm tra, giám sát.
4. Bảo mật các thông tin, số liệu liên quan đến cơ sở kiểm nghiệm.
5. Cấp, đình chỉ, hủy bỏ, phục hồi, thu hồi Quyết định chỉ định.
6. Công bố danh sách cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định, bị đình chỉ, hủy bỏ, phục hồi, thu hồi Quyết định chỉ định.
7. Tổ chức kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến cơ sở kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.
8. Lưu hồ sơ cơ sở kiểm nghiệm.
9. Thu, sử dụng phí, lệ phí đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động cơ sở kiểm nghiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc quản lý cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?