Tuyến trình khen thưởng trong ngành Y tế được thực hiện ra sao?
Ngày 06/6/2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư 20/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế. Thông tư này hướng dẫn về đối tượng thi đua và khen thưởng; tổ chức thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, tuyến trình khen thưởng, hồ sơ, quy trình xét khen thưởng và lễ trao tặng; hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng; quản lý, lưu trữ hồ sơ và báo cáo công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế.
Tuyến trình khen thưởng trong ngành Y tế là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 20 Thông tư 20/2011/TT-BYT. Cụ thể như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị các cấp trong ngành Y tế có trách nhiệm khen thưởng theo thẩm quyền quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng và của Thông tư này hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với cá nhân, tập thể thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua thì cấp đó lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên phong tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng.
3. Trường hợp đề nghị khen thưởng theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế:
a) Đối với các cá nhân, tập thể thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ, xét và làm tờ trình gửi về Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế).
b) Đối với cá nhân, tập thể thuộc Y tế ngành: Thủ trưởng Y tế ngành lập hồ sơ, xét và làm tờ trình có xác nhận của Lãnh đạo Bộ chủ quản gửi về Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế).
c) Đối với Công đoàn y tế Việt Nam và các hội nghề nghiệp: Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, Chủ tịch các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế lập hồ sơ, xét và làm tờ trình gửi về Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế).
d) Các đối tượng đã nghỉ hưu trong ngành Y tế thuộc cơ quan, đơn vị nào, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm lập hồ sơ và làm văn bản trình đề nghị xét tặng (đối với xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân", Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp dân số" và Huân chương khen thưởng đối với quá trình cống hiến lâu dài) gửi về Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế).
đ) Đối với cá nhân, tập thể ngoài ngành Y tế:
- Ở địa phương, Sở Y tế lập hồ sơ, xét và làm tờ trình nêu rõ thành tích có ý kiến của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi về Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế).
- Ở các cơ quan trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ lập hồ sơ, xét và có văn bản xác nhận thành tích gửi về Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế).
- Đối với cá nhân, tập thể người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế làm đầu mối xem xét và có văn bản gửi về Bộ Y tế (qua Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Y tế).
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về tuyến trình khen thưởng trong ngành Y tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2011/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?