Vị thuốc Hòe hoa là gì?

Vị thuốc Hòe hoa là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Văn Thắm. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, vị thuốc Hòe hoa là gì? Vị thuốc này được chế biến như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Văn Thắm (vantham*****@gmail.com)

Khái niệm vị thuốc Hòe hoa được quy định tại Mục 46 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

Vị thuốc Hòe hoa là nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hòe [Styphnolobium japonicum (L.) Schott, Syn. Sophora japonica L.], họ Đậu (Fabaceae).

Vị thuốc Hòe hoa được chế biến theo hai phương pháp là phương pháp chế biến Hòe hoa sao vàng và phương pháp chế biến Hòe hoa sao cháy. Trong đó:

- Đối với phương pháp chế biến Hòe hoa sao vàng thì sau khi làm nóng dụng cụ, cho Hòe hoa đảo đều đến khi mặt ngoài vàng đậm. Lấy ra, để nguội, đóng gói. Hòe hoa sao vàng có màu vàng đậm, mùi thơm, bên trong vàng sáng.

- Đối với phương pháp chế biến Hòe hoa sao cháy thì sau khi làm nóng dụng cụ, cho Hòe hoa đảo đều đến khi toàn bộ phía ngoài bị đen, bên trong có màu nâu hơi vàng, có mùi thơm. Lấy ra, để nguội, đóng gói. Hòe hoa sao cháy có phía ngoài màu đen đều, bên trong có màu nâu, mùi thơm cháy.

Vị thuốc Hòe hoa có vị hơi đắng, tính hơi hàn. Quy kinh can, đại tràng.

- Vị thuốc Hòe hoa sao vàng có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa, hạ huyết áp và được dùng để chủ trị các bệnh về trĩ xuất huyết, ho ra máu, băng huyết, tăng huyết áp, đau mắt đỏ, đầu đau, đại tiểu tiện ra máu... Hoa hòe sao vàng dùng trong các trường hợp huyết nhiệt, xơ vữa mạch, huyết áp tăng.

- Vị thuốc Hòe hoa sao cháy có công năng lương huyết, chỉ huyết, thanh can, tả hỏa, hạ huyết áp và được dùng để chủ trị các bệnh về trĩ xuất huyết, ho ra máu, băng huyết, tăng huyết áp, đau mắt đỏ, đầu đau, đại tiểu tiện ra máu... Hoa hòe sao cháy dùng trong các trường hợp chảy máu.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Hòe hoa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
574 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào