Vị thuốc Hoàng kỳ là gì?
Khái niệm vị thuốc Hoàng kỳ được quy định tại Mục 43 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bunge.), họ Đậu (Fabaceae).
Để chế biến 1,0 kg Hoàng kỳ chích mật thì phải có 1,0 kg Hoàng kỳ phiến và 150g mật ong. Theo đó, Hoàng kỳ phiến được tẩm và trộn đều với mật ong đã hòa loãng khoảng 100ml nước sôi, ủ cho tới khi thấm đều, sao nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi mặt ngoài có màu vàng nâu, sờ không dính tay, lấy ra, để nguội, đóng gói.
Vị thuốc Hoàng kỳ bề ngoài có màu vàng nâu, hơi bóng, có mùi thơm và vị ngọt.
Vị thuốc Hoàng kỳ có vị hơi ngọt, tính ấm. Quy kinh phế và tỳ. Có công năng ích khí, kiện tỳ, bổ trung, cố biếu và được dùng để chủ trị các bệnh về trung khí hư, người yếu mệt, kém ăn, phân lông lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết, ra nhiều mồ hôi.
Người bệnh dùng vị thuốc Hoàng kỳ từ 6 - 20 g/ ngày phối hợp với các vị thuốc khác. Tuyệt đối không dùng vị thuốc Hoàng kỳ trong trường hợp ngoại cảm tích trệ.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Hoàng kỳ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?