Phương pháp đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bao gồm những phương pháp nào?
Phương pháp đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 22 Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 02/2013/TT-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, theo đó:
Phương pháp đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bao gồm:
1. Xem xét báo cáo kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý, báo cáo đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Trực tiếp kiểm tra, nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
3. Nghiên cứu các ý kiến phản hồi, kiến nghị hoặc lấy ý kiến phản ánh của người được trợ giúp pháp lý hoặc người đại diện hợp pháp của họ (nếu có).
4. Xem xét ý kiến phản hồi, kiến nghị hoặc phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có).
5. Khảo sát, trực tiếp tiếp xúc, làm việc để nghe ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Trên đây là tư vấn về phương pháp đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2013/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?