Tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua trong ngành y tế gồm những gì?
Ngày 06/6/2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư 20/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành y tế. Thông tư này hướng dẫn về đối tượng thi đua và khen thưởng; tổ chức thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, tuyến trình khen thưởng, hồ sơ, quy trình xét khen thưởng và lễ trao tặng; hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng; quản lý, lưu trữ hồ sơ và báo cáo công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế.
Theo đó, tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua trong ngành y tế là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Thông tư 20/2011/TT-BYT. Cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua quy định tại Điều 8 Thông tư này được thực hiện theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16 và 17 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Khoản 2, Mục 1 Thông tư số 02/2011/TT-BNV.
2. Căn cứ tình hình thực tiễn hằng năm, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ nghiên cứu, đề xuất trình Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ quyết định số lượng Cờ thi đua đối với các lĩnh vực công tác của Bộ Y tế.
3. Các cá nhân, tập thể được đề cử xét tặng các danh hiệu thi đua phải đạt ít nhất 90% số phiếu tín nhiệm của Hội đồng các cấp.
Theo đó, tiêu chuẩn của một số danh hiệu thi đua theo quy định tại Nghị định 42/2010/NĐ-CP như sau:
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”
+ Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt 4 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Thi đua, Khen thưởng được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”.
+ Người lao động làm việc ở các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các lĩnh vực khác gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, hoạt động xã hội và lao động có năng suất cao thì đơn vị trực tiếp quản lý xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
+ Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”;
+ Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có giải pháp công tác, có đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới phải được Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở công nhận. Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập.
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
+ Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
+ Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương do Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương quyết định thành lập.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định công nhận “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua trong ngành y tế. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2011/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?