Vị thuốc Bạch truật là gì?

Vị thuốc Bạch truật là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Phan Thành Quốc. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động chế biến các vị thuốc cổ truyền Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, vị thuốc Bạch truật là gì? Vị thuốc này được chế biến như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Phan Thành Quốc (thanhquoc*****@gmail.com)

Khái niệm vị thuốc Bạch truật được quy định tại Mục 13 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:

Vị thuốc Bạch truật là thân rễ (thường gọi là củ) phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), họ Cúc (Asteraceae).

Vị thuốc Bạch truật được chế biến theo ba phương pháp là phương pháp chế hiến Bạch truật phiến, phương pháp chế biến Bạch truật sao cám mật ong và phương pháp chế biến Bạch truật chích rượu. Trong đó:

- Đối với phương pháp chế hiến Bạch truật phiến thì dược liệu được rửa sạch, ủ cho mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng; phơi hay sấy khô.

- Đối với phương pháp chế biến Bạch truật sao cám mật ong thì để chế biến 1,0 kg Bạch truật sao cám mật ong thì phải cần 1,0 kg Bạch truật phiến, 100 g cám và 5,0 g mật ong. Cám được trộn với mật ong, sao đến khi bốc khói, cho Bạch truật phiến vào đảo đều đến khi phiến có màu vàng xém cạnh, có mùi thơm. Lấy ra, rây loại bỏ cám. Để nguội, đóng gói.

- Đối với phương pháp chế biến Bạch truật chích rượu thì để chế biến 1,0 kg Bạch truật chích rượu thì cần 1,0kg Bạch truật phiến và 100 ml rượu. Phiến Bạch truật được trộn đều với rượu, đậy kín, ủ cho rượu thấm đều (khoảng 1 - 2 giờ). Sao nhỏ lửa đến khô.

Vị thuốc Bạch truật là các phiến màu vàng thẩm, cạnh hơi xém, thể chất cứng, Bạch truật sao cám mật có vị đắng, hơi ngọt, Bạch truật chích rượu có vị đắng mùi thơm đặc trưng của Bạch truật.

Vị thuốc Bạch truật có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm; Quy kinh tỳ, vị, có công năng bổ khí, kiện tỳ, trừ thấp, liễm hãn, an thai và được dùng để chủ trị các bệnh về tỳ hư, kém ăn, trướng bụng, ỉa chảy, mồ hôi nhiều, động thai.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Bạch truật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
933 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào