Vị thuốc Bạch thược là gì?
Khái niệm vị thuốc Bạch thược được quy định tại Mục 12 Phụ lục II về Phương pháp chế biến 103 vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
Vị thuốc Bạch thược (Thược dược) là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall., syn: Paennia albiflora Pall.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Vị thuốc Bạch thược được chế biến theo ba phương pháp là phương pháp chế biến Bạch thược phiến, phương pháp chế biến Bạch thược sao và phương pháp chế biến Bạch thược chích rượu. Trong đó:
- Đối với phương pháp chế biến Bạch thược phiến thì lấy rễ cây Bạch thược loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho lượng nước vừa phải để thấm hết vào rễ Bạch thược. Ủ qua đêm. Sau khi rửa sạch, đồ cho mềm rồi dùng dụng cụ bằng inox bào thành phiến dọc theo rễ Bạch thược sẽ cho các lát Bạch thược dài mỏng đều. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60°C.
- Đối với phương pháp pháp chế biến Bạch thược sao thì dùng Bạch thược phiến ở trên cho vào chảo, đun nhỏ lửa (lửa văn), đảo đều đến khi bề mặt phiến dược liệu có màu vàng nhạt, lấy ra, để nguội. Không dùng dụng cụ bằng gang, sắt vì Bạch thược dễ bị biến màu đen.
- Đối với phương pháp chế biến Bạch thược chích rượu thì để chế biến 1,0 kg Bạch thược chích rượu thì cần 1,0 kg Bạch thược phiến và 0,3 lít rượu.
Bạch thược phiến là phiến bạch thược mỏng, trắng, khô, thẳng hay hơi cuộn lại. Vị ngọt hơi chua. Còn Bạch thược phiến là phiến bạch thược mỏng, trắng, khô, thẳng hay hơi cuộn lại. Vị ngọt hơi chua.
Vị thuốc Bạch thược có vị đắng, chua, tính hàn. Quy kinh can, phế, tỳ, thận. Bạch thược phiến có công năng nhuận can, tiềm dương, dưỡng huyết liễm âm khí, thông kinh chỉ thống, điều kinh và được dùng chủ trị các bệnh đau nhức do can khí bất hòa, dùng trị tả, lỵ do tỳ khí bất hòa, chóng mặt nhức dầu do can khí vượng. Còn Bạch thược sao vàng và Bạch thược chích rượu có công năng nhuận can, tiềm dương, dưỡng huyết liễm âm khí, thông kinh chỉ thống, điều kinh và được dùng để dưỡng huyết liễm âm khí, dùng cho bổ huyết, phụ nữ kinh nguyệt không đều (để cân bằng tiết progesteron) băng lậu, thiếu máu, ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vị thuốc Bạch thược. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?