Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
1. Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc theo mẫu của Bộ. Bộ trưởng, Thứ trưởng có trách nhiệm xử lý hồ sơ trình và có ý kiến chính thức vào phiếu trình. Ý kiến của Thứ trưởng về các vấn đề do đơn vị trình phải rõ chính kiến và phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng.
Khi cần thiết Bộ trưởng, Thứ trưởng yêu cầu người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị hoặc chuyên viên báo cáo trực tiếp kết quả công việc.
Trường hợp Bộ trưởng, Thứ trưởng yêu cầu sửa lại nội dung, thì ghi rõ ý kiến chỉ đạo về nội dung cần sửa vào "Phiếu trình văn bản" và trả lại đơn vị soạn thảo để chỉnh, sửa và trình lại.
Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng đi vắng, Thư ký Bộ trưởng hoặc chuyên viên giúp việc Thứ trưởng có trách nhiệm tổng hợp các Phiếu trình, kịp thời trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng trong thời gian sớm nhất, đồng thời thông báo cho đơn vị trình văn bản biết. Trường hợp Thư ký Bộ trưởng và chuyên viên giúp việc Thứ trưởng đi công tác cùng Bộ trưởng, Thứ trưởng thì Chánh Văn phòng Bộ phải cử người trực và giải quyết công việc thay. Trong trường hợp công việc khẩn, phải ký gấp thì Thư ký Bộ trưởng và chuyên viên giúp việc Thứ trưởng báo cáo Chánh Văn phòng Bộ trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được giao phụ trách xem xét, quyết định.
2. Bộ trưởng chủ trì hoặc ủy quyền cho một đồng chí Thứ trưởng chủ trì họp, làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý, tổng hợp các vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân còn có ý kiến khác nhau, trình Bộ trưởng quyết định.
3. Bộ trưởng trực tiếp tham dự hoặc phân công cho các Thứ trưởng dự họp thay các cuộc họp. Thứ trưởng được phân công không dự họp được thì phải báo cáo Bộ trưởng, không được tự ý phân công người khác dự họp thay mình.
Trường hợp Bộ trưởng, Thứ trưởng không tham dự được các cuộc họp thì Bộ trưởng xem xét, quyết định cử Người đứng đầu hoặc cấp phó của Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ dự họp thay, người được cử đi dự họp thay phải báo cáo lại nội dung cuộc họp lên Bộ trưởng.
Thư ký Bộ trưởng và chuyên viên giúp việc Thứ trưởng có trách nhiệm xây dựng lịch công tác và báo cáo kịp thời Chánh Văn phòng Bộ để báo cáo Bộ trưởng khi cần thiết.
4. Giúp việc cho Bộ trưởng có Tổ Thư ký Bộ trưởng; Tổ Thư ký gồm có: Tổ trưởng Tổ Thư ký và các Thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổ trưởng Tổ Thư ký phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh Vụ trưởng; các Thư ký phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh Phó Vụ trưởng.
Giúp việc cho Thứ trưởng có chuyên viên làm nhiệm vụ thư ký, tổng hợp.
Trên đây là nội dung quy định về cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?