Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Bộ trưởng:
a) Chỉ đạo, điều hành Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao (kể cả việc được uỷ quyền), không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ hoặc chuyển cho các cơ quan khác; không giải quyết các công việc ngoài chức trách, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình;
b) Chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình, kể cả khi đã phân công hoặc uỷ nhiệm cho các Thứ trưởng;
c) Phân công các Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác; phân cấp cho ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết một số công việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; uỷ quyền hoặc phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan khác giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ hoặc các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bộ, ngành, địa phương), các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
2. Phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng:
a) Những công việc thuộc thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Giải quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với những đề nghị của Bộ, ngành, địa phương liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nhà nước của mình, kể cả các vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
c) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan đó, nhưng có liên quan đến chức năng, ngành, lĩnh vực mình quản lý;
đ) Trực tiếp giải quyết một số việc đã giao cho Thứ trưởng, nhưng do thấy cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách, quan trọng hay do Thứ trưởng đi công tác vắng, những việc liên quan đến từ hai Thứ trưởng trở lên nhưng các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau;
e) Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng ủy nhiệm một Thứ trưởng lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của Bộ theo đúng quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức Chính phủ.
3. Bộ trưởng quyết định việc đưa những nội dung sau đây thảo luận hoặc trao đổi, lấy ý kiến các đồng chí Thứ trưởng trước khi quyết định:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
b) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền;
c) Kế hoạch triển khai của Bộ để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
d) Báo cáo hàng năm và các đề án quan trọng của Bộ trình các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch của Bộ hàng năm và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Bộ;
đ) Những vấn đề về ký kết và tham gia các điều ước quốc tế, kế hoạch thực hiện các cam kết bảo đảm hội nhập quốc tế;
e) Các chương trình, dự án trọng điểm của ngành;
g) Ngân sách, phân bổ ngân sách; phân bổ và điều chỉnh các nguồn vốn đầu tư hàng năm;
h) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Bộ Nội vụ;
i) Những vấn đề khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
4. Đối với những vấn đề quy định phải thảo luận tập thể nhưng cần quyết định gấp mà không có điều kiện thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn vị chủ trì đề án gửi hồ sơ xin ý kiến từng Thứ trưởng và tổng hợp, trình Bộ trưởng quyết định.
Sau khi các Thứ trưởng đã có ý kiến, Bộ trưởng là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?