Phương pháp nấu dược liệu trong chế biến các vị thuốc cổ truyền
Nấu dược liệu là một trong những phương pháp chế biến phối hợp nước và lửa (thủy hỏa hợp chế) trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm tạo tính năng tác dụng của vị thuốc cổ truyền. Hoạt động nấu dược liệu để chế biến các vị thuốc cổ truyền phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.
Phương pháp nấu dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 3 Điều 18 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
a) Mục đích: Tạo tính năng tác dụng của vị thuốc;
b) Kỹ thuật và ứng dụng chế biến:
- Dược liệu được làm mềm, cho vào nồi loại to xếp dưới loại nhỏ xếp ở trên. Đổ ngập nước hoặc dịch phụ liệu (trên mức dược liệu 5 cm). Sau khi đun sôi thì duy trì nấu ở nhiệt độ sôi âm ỉ cho tới khi dược liệu chín kỹ. Thường xuyên đảo và bổ sung nước để dịch phụ liệu được tiếp xúc đều tới từng dược liệu. Khi dược liệu đã chín đun cho cạn còn khoảng 1/3 dịch, lấy dịch nấu để riêng, dược liệu để nguội, thái lát (dày 1 - 2mm). Tẩm dịch nấu (nếu có) và sấy cho tới khô;
- Phương pháp này áp dụng chế biến một số dược liệu: Hà thủ ô, Ngô thù du, Ba kích, Viễn chí, Hậu phác...
c) Yêu cầu chất lượng sau chế biến: Vị thuốc khô, phiến thuốc đồng thể chất hoặc hơi đậm nhạt, sẫm màu, mùi đặc trưng.
Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp nấu dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?