Chỉ tiêu cơ bản đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng thương mại để đầu tư tiền nhàn rỗi từ các quỹ bảo hiểm
Chỉ tiêu cơ bản đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng thương mại để đầu tư tiền nhàn rỗi từ các quỹ bảo hiểm được quy định tại Phụ lục 1 Quy chế quản lý đầu tư các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1288/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu |
= |
Vốn tự có (Vốn cấp I + Vốn cấp II) |
x 100% |
Tổng tài sản có rủi ro quy đổi |
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo tỷ lệ của vốn tự có so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Thông qua tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đánh giá được khả năng bảo vệ khách hàng gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng, đồng thời tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của toàn hệ thống.
2. Tỷ lệ an toàn vốn cấp I
Tỷ lệ an toàn vốn cấp I |
= |
Vốn tự có cấp I |
x 100% |
Tổng tài sản có rủi ro quy đổi |
Vốn cấp I là vốn tự có của một tổ chức tín dụng, về cơ bản, vốn cấp I bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và phần lợi nhuận còn giữ lại. Chỉ tiêu này cho biết một tổ chức tín dụng có đủ vốn hay không theo tiêu chí của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.
3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản |
= |
Vốn chủ sở hữu |
x 100% |
Tổng tài sản |
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản. Tỷ lệ càng cao thì khả năng tự chủ vốn càng lớn.
4. Tỷ lệ dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế có độ rủi ro cao
Tỷ lệ dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh tế có độ rủi ro cao phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng và mức độ tập trung rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh tế. Nếu dư nợ cho vay tập trung chủ yếu vào ngành nghề kinh tế có rủi ro cao (BĐS, Xây dựng, chứng khoán...) hoặc tập trung quá cao vào một ngành kinh tế sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
5. Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu |
= |
Dư nợ Nhóm 3, 4, 5 |
x 100% |
Cho vay khách hàng |
Căn cứ Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày, các khoản nợ chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn;
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý;
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn;
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ;
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.
Nợ xấu được xác định là tổng các nhóm 3, 4, 5 là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ.
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng từ khâu thẩm định, cho vay, đến đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
6. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng |
= |
Dư phòng rủi ro cho vay khách hàng |
x 100% |
Tổng nợ xấu |
Chỉ số phản ánh tỷ lệ nợ xấu được trích lập dự phòng, đồng thời đánh giá mức độ bù đắp rủi ro của quỹ dự phòng rủi ro. Chỉ số này càng cao thì khả năng bù đắp rủi ro càng tốt.
7. Tỷ lệ lãi dự thu từ hoạt động tín dụng so với dư nợ cho vay khách hàng
Tỷ lệ lãi dự thu từ hoạt động tín dụng so với dư nợ vay khách hàng |
= |
Lãi dự thu từ hoạt động tín dụng |
x 100% |
Tổng dư nợ tín dụng |
Lãi dự từ hoạt động tín dụng là khoản lãi chưa thu được lũy kế nhưng đã được hạch toán vào lợi nhuận. Vì vậy, chỉ tiêu này càng cao thì càng nguy hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Lãi dự thu càng lớn cũng chứng tỏ nền kinh tế không ổn định, các tổ chức kinh tế kinh doanh không hiệu quả.
8. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản |
= |
Tài sản có tính thanh khoản cao |
x 100% |
Tổng nợ phải trả |
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản phản ánh khả năng chi trả, thanh toán nhanh các khoản tiền gửi khách hàng, đảm bảo an toàn thanh khoản nếu tiền gửi của khách hàng bị suy giảm hoặc rút ra với khối lượng lớn.
9. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR)
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi |
= |
Tổng dư nợ cho vay |
x 100% |
Tổng tiền gửi |
LDR là chỉ số phản ánh tương quan giữa số tiền huy động với số tiền cho vay của ngân hàng. Chỉ số này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, đồng thời phản ánh nguy cơ rủi ro thanh khoản, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng có khả năng mất cân bằng thanh khoản, rủi ro cao.
10. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn |
= |
Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn - Tổng nguồn vốn trung và dài hạn |
x 100% |
Nguồn vốn ngắn hạn |
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn phản ánh tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn; đồng thời phản ánh nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản, nếu tỷ lệ duy trì ở mức cao hoạt động của ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản.
11. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROAE)
ROAE |
= |
Lợi nhuận sau thuế |
x 100% |
Vốn chủ sở hữu bình quân |
ROAE cho biết tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. ROAE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả vốn cổ đông, kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn chủ sở hữu sinh lời tốt.
12. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAA)
ROAA |
= |
Lợi nhuận sau thuế |
x 100% |
Tổng tài sản bình quân |
ROAA phản ánh tỷ suất sinh lời của tài sản. ROAA càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả tài sản, tài sản sinh lời tốt.
13. Tổng tài sản
Tổng tài sản phản ánh quy mô tài sản của ngân hàng là toàn bộ tài sản mà ngân hàng có quyền sở hữu hoặc chiếm hữu, sử dụng một cách hợp pháp. Nếu chỉ số này lớn và tăng trưởng qua các năm cho thấy ngân hàng có năng lực tài chính tốt, triển vọng, phát triển ổn định.
14. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ: là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng và tối thiểu phải bằng vốn pháp định do Chính phủ quy định. Vì vậy, ngân hàng có vốn điệu lệ cao cho thấy năng lực tài chính tốt và có khả năng tự chủ về vốn lớn.
15. Mạng lưới chi nhánh
Chỉ tiêu mạng lưới chi nhánh phản ánh quy mô và thị phần huy động, cho vay của ngân hàng, số lượng chi nhánh càng lớn, mạng lưới càng rộng, thì ngân hàng có khả năng huy động vốn tốt đảm bảo nguồn huy động tiền gửi và cho vay khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng cá nhân.
Trên đây là nội dung quy định về chỉ tiêu cơ bản đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng thương mại để đầu tư tiền nhàn rỗi từ các quỹ bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1288/QĐ-BHXH năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?