Trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 31 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có hiệu lực từ ngày 15/09/2017, theo đó:
1. Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức việc trực ca 24 giờ trong ngày. Đại phó, thuyền phó hành khách và máy trưởng có trách nhiệm giúp thuyền trưởng kiểm tra việc tổ chức thực hiện trực ca trên tàu của bộ phận mình phụ trách theo quy định.
2. Trực ca là nhiệm vụ của thuyền viên và phải được duy trì một cách thích hợp, hiệu quả để đảm bảo an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Ca trực của mỗi thuyền viên được chia thành ca biển và ca bờ:
a) Thời gian trực ca biển là 04 giờ và mỗi ngày trực 02 ca cách nhau 08 giờ; trường hợp có thay đổi múi giờ thì thời gian trực ca biển do thuyền trưởng quyết định;
b) Thời gian trực ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo đậu.
3. Thuyền viên trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Không được bỏ vị trí hoặc bàn giao ca trực cho người khác nếu chưa được phép của thuyền trưởng, máy trưởng hoặc của sỹ quan trực ca;
b) Khi có báo động vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trực ca của mình và chỉ khi nào có người khác thay thế mới được rời khỏi vị trí đến nơi quy định theo bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp;
c) Trong thời gian trực ca phải ghi chép đầy đủ tình hình trong ca trực vào sổ nhật ký của bộ phận mình theo quy định;
d) Nghiêm cấm thuyền viên làm những việc khác không thuộc nhiệm vụ của ca trực.
4. Việc giao ca phải được tiến hành tại nơi trực ca. Sỹ quan trực ca phải nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu. Các thuyền viên khác nhận ca ít nhất 5 phút trước khi ca trực bắt đầu. Thuyền viên giao ca phải thông báo cho thuyền viên nhận ca ít nhất 15 phút trước khi ca trực bắt đầu. Thuyền viên thay ca chỉ được nhận ca khi đã đánh giá được hết tình trạng của tàu. Trường hợp tàu đang thực hiện bất cứ hành động nào để tránh nguy hiểm thì việc thay ca chỉ được thực hiện khi hành động nói trên đã hoàn thành.
Trong trường hợp thuyền viên giao ca có lý do thấy rằng thuyền viên nhận ca không có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca một cách hiệu quả thì không giao ca trực cho thuyền viên nhận ca đó đồng thời thông báo cho thuyền trưởng biết.
5. Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật và điều kiện khai thác của tàu, thuyền trưởng quy định cụ thể chế độ trực ca cho thuyền viên thuộc bộ phận thông tin vô tuyến, máy lạnh và bộ phận kỹ thuật điện của tàu.
Trên đây là tư vấn về trực ca của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 23/2017/TT-BGTVT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?