Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một công chức hiện đang công tác trong một cơ quan nhà nước tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Kim Thuý ( kimthuy***@gmail.com)

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định tại Điều 11 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 8 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:

1. Sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét được coi là trùng hoặc tương đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo một điểm nào đó (độc lập và phụ thuộc) của yêu cầu bảo hộ thuộc Bằng độc quyền sáng chế/Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu tất cả các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản được nêu trong điểm đó đều có mặt trong sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét dưới dạng trùng hoặc tương đương, trong đó:

a) Hai dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật được coi là trùng nhau nếu dấu hiệu đó có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng, cùng cách thức đạt được mục đích và cùng mối quan hệ với các dấu hiệu khác nêu trong yêu cầu bảo hộ;

b) Hai dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật được coi là tương đương với nhau nếu có bản chất tương tự nhau hoặc có thể thay thế cho nhau, có mục đích sử dụng và cách thức để đạt được mục đích sử dụng cơ bản giống nhau.

2. Nếu sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét không chứa ít nhất một dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản nêu trong một điểm nào đó của yêu cầu bảo hộ thì sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét được coi là không trùng/không tương đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo điểm đó.

Trên đây là nội dung câu trả lời về hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Xâm phạm quyền đối với sáng chế
Hỏi đáp mới nhất về Xâm phạm quyền đối với sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xâm phạm quyền đối với sáng chế
Thư Viện Pháp Luật
624 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xâm phạm quyền đối với sáng chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xâm phạm quyền đối với sáng chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào