Phương pháp ủ mềm dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền
Ủ mềm dược liệu là một bước trong quá trình sơ chế dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền nhằm làm làm mềm dược liệu. Giảm tác dụng bất lợi, định hình cho vị thuốc cổ truyền. Hoạt động ủ mềm dược liệu phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy định của pháp luật để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.
Phương pháp ủ mềm dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định tại Điều 5 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
1. Mục đích
Làm mềm dược liệu.
2. Kỹ thuật và ứng dụng chế biến
a) Dược liệu rửa sạch, cho vào thùng, chậu nhôm bằng nhựa hoặc lnox. Dùng vải tẩm ẩm phủ kín. Trong quá trình ủ phải đảo đều, có thể phun thêm nước đến khi đạt theo yêu cầu riêng. Lấy ra, để ráo nước;
b) Thời gian ủ tùy thuộc vào từng loại dược liệu và thời tiết. Loại dược liệu rắn chắc ủ lâu hơn; mùa đông ủ lâu hơn mùa hè;
c) Phương pháp ủ mềm có thể áp dụng đối với các dược liệu có thể chất cứng, chắc cần thái phiến như: Sa sâm, cát cánh,...
3. Yêu cầu chất lượng sau chế biến
Sản phẩm mềm, không còn lõi đục, cứng, mùi đặc trưng của dược liệu
Trên đây là nội dung tư vấn về phương pháp ủ mềm dược liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian di chuyển từ nhà đến công ty có tính vào thời gian làm việc hay không?
- Ngày 18 tháng 11 năm 2024 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy, bao nhiêu âm 2024?
- Phương án tuyển sinh 2025 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2024?
- Lịch nộp báo cáo thuế năm 2025 chi tiết nhất?