Hoạt động bảo dưỡng định kỳ xe cơ giới được thực hiện như thế nào?
Xe cơ giới gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.
Bảo dưỡng xe cơ giới là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt của xe cơ giới. Hoạt động bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên hoặc theo định kỳ.
Trong đó, hoạt động bảo dưỡng định kỳ xe cơ giới được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể là:
1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo chu kỳ bảo dưỡng với các cấp bảo dưỡng khác nhau.
2. Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tại cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa theo nội dung và chu kỳ như sau:
a) Đối với xe cơ giới có quy định của nhà sản xuất: Thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất;
b) Đối với xe cơ giới không có quy định của nhà sản xuất: Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải xây dựng nội dung bảo dưỡng phù hợp với từng loại xe. Chu kỳ bảo dưỡng thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các thiết bị chuyên dùng lắp trên xe, căn cứ vào đặc tính sử dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của xe cơ giới được quy định tại Thông tư này.
4. Sau khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho xe cơ giới, cán bộ kỹ thuật của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải thực hiện nghiệm thu, kiểm tra đảm bảo chất lượng công việc.
5. Các xe cơ giới xuất xưởng sau khi bảo dưỡng định kỳ phải có biên bản giao xe, trong đó ghi rõ thời hạn và các điều kiện bảo hành chất lượng sau dịch vụ. Thời hạn bảo hành không được nhỏ hơn 02 tháng hoặc 1.500 km xe chạy tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động bảo dưỡng định kỳ xe cơ giới. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 53/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?