Cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt là gì?
Khái niệm về cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2014/TT-BGTVT quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang; cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể là:
Cảnh giới là hoạt động cảnh báo của nhân viên cảnh giới tại các điểm cảnh giới bằng hiệu lệnh và các biện pháp khác nhằm cảnh báo người tham gia giao thông đường bộ không vượt qua đường sắt khi có tàu đang đến gần điểm cảnh giới.
Trong đó:
- Điểm cảnh giới là điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có bố trí nhân viên cảnh giới.
- Nhân viên cảnh giới là người được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cảnh giới tại điểm cảnh giới.
Các cá nhân, tổ chức điều hành giao thông đường sắt thực hiện hoạt động cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới cho nhân viên cảnh giới tại điểm cảnh giới để phục vụ hoạt động cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Trên đây là nội dụng tư vấn về cảnh giới tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 08/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?