Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được chi những nội dung nào?
Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được chi những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2013/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
1.1. Các nội dung chi không hoàn lại:
a) Chi các hoạt động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Chi phí cho cán bộ của cơ quan đại diện Việt Nam đi công tác phục vụ nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân; đi thăm lãnh sự để tìm hiểu tình hình đối với các trường hợp công dân bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị xét xử, tù đày các khoản sau: tiền vé máy bay, tàu xe đi lại, tiền xăng dầu, tiền công tác phí theo chế độ quy định hiện hành.
b) Trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, các khoản chi phí: phương tiện vận chuyển tại nước sở tại, lương thực, thực phẩm, nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác theo chứng từ chi thực tế trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Những trường hợp này Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quyết định phù hợp với thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 3 điều 6 Thông tư này.
c) Đối với những trường hợp công dân bị mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, liệt, ung thư giai đoạn cuối), bị tử vong, bị tai nạn nghiêm trọng nguy cơ đến tính mạng, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục; hoặc các trường hợp gặp rủi ro nghiêm trọng cần bảo hộ (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố), ngoài các chi phí nêu tại điểm b tiết 1.1 khoản 1 Điều này nếu cần trợ giúp thêm chi phí phương tiện về nước và các chi phí khác có liên quan thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Giám đốc Quỹ để báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
d) Trợ giúp các khoản chi phí đưa phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của tội phạm buôn bán người từ nước ngoài trở về nước theo nội dung, mức chi hỗ trợ nạn nhân trong thời gian chờ thu xếp về nước do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân.
1.2. Các nội dung chi hoàn lại:
Tạm ứng tiền mua vé phương tiện về nước, chi trả các khoản viện phí bệnh viện, chi phí cư trú tạm thời và các chi phí khác cho công dân trong các trường hợp:
a) Đương sự có đặt cọc, hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, công ty phái cử lao động, chủ tàu và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp phường/xã nơi gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước có hộ khẩu thường trú, cư trú hoặc nơi đóng trụ sở làm việc, của Uỷ ban nhân dân (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi chủ sử dụng lao động, chủ tàu đăng ký hành nghề về việc hoàn trả các khoản tiền này.
b) Trường hợp đặc biệt khẩn cấp nếu đương sự không có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, tổ chức trong nước, hoặc của công ty phái cử lao động, chủ tàu thì đương sự phải có cam kết hoàn trả các chi phí tạm ứng cho Quỹ. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét quyết định cho tạm ứng đối với từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là nội dung tư vấn về những nội dung được chi của Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 92/2013/TT-BTC.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?