Tổ chức thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
Tổ chức thi cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 10 Thông tư 56/2014/TT-BGTVT quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Sau khi nhận được kế hoạch tổ chức thi, kiểm tra và kết quả học tập của học viên (Báo cáo số 2), cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này và chỉ đạo thực hiện kỳ thi, kiểm tra theo quy định hiện hành. Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra hoặc người được uỷ quyền, Thư ký Hội đồng thi, kiểm tra phải có mặt để chỉ đạo và giải quyết công việc trong suốt quá trình tổ chức thi, kiểm tra; có thể dự hỏi thi, kiểm tra nhưng không chấm điểm.
2. Thư ký hội đồng thi, kiểm tra rà soát hồ sơ dự học, thi, kiểm tra của thí sinh; niêm yết danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tại các phòng thi, kiểm tra; thí sinh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra phải có đủ số điểm kiểm tra các môn học đạt yêu cầu trở lên, có thời gian học lý thuyết và thực hành tối thiểu đạt 80% so với thời gian quy định và có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định trong hồ sơ dự học, thi, kiểm tra của thí sinh.
3. Hội đồng thi, kiểm tra tổ chức họp hội đồng:
a) Họp phiên thứ nhất: xây dựng lịch thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này; lựa chọn đề thi, kiểm tra trong ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra do Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam ban hành; phân công nhiệm vụ, đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện kỳ thi, kiểm tra;
b) Họp phiên thứ hai: xét kết quả thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục X của Thông tư này; xem xét các đề xuất, kiến nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng thi, kiểm tra có thể triệu tập họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh bất thường trong kỳ thi, kiểm tra.
4. Kết thúc kỳ thi, kiểm tra, Hội đồng thi, kiểm tra báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này:
a) Danh sách kết quả thi, kiểm tra (Báo cáo số 3) theo quy định tại Phụ lục XI của Thông tư này;
b) Biên bản họp Hội đồng thi, kiểm tra lần thứ nhất, lần thứ hai theo quy định tại Phụ lục XII, XIII của Thông tư này;
c) Các văn bản khác liên quan đến kỳ thi, kiểm tra.
5. Sau khi nhận được các báo cáo của Hội đồng thi, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả thi, kiểm tra và cấp GCNKNCM, CCCM (kèm theo danh sách cấp) đối với thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra theo quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này. Khi cấp GCNKNCM hạng cao hơn thì hủy GCNKNCM, CCCM hạng thấp liền kề bằng hình thức cắt góc và trả lại cho cá nhân tự lưu trữ cùng hồ sơ nhập học.
6. Khi cấp GCNKNCM, CCCM, cơ quan có thẩm quyền vào sổ cấp GCNKNCM, CCCM. Sổ cấp được đóng quyển dùng cho từng khoá học hoặc nhiều khoá. Sổ cấp, đổi, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Phụ lục XV của Thông tư này.
Theo đó, Điều 7 của Thông tư này quy định cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn như sau:
1. Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất, hạng nhì trong phạm vi toàn quốc và GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng tư trở lên, máy trưởng từ hạng ba trở lên đối với các cơ sở dạy nghề trực thuộc Cục;
b) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi CCCM đặc biệt.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưởng hạng ba;
b) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ (đối với địa phương chưa có cơ sở dạy nghề) và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản.
3. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề đủ điều kiện theo quy định:
a) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản.
b) Tổ chức kiểm tra CCCM đặc biệt.
4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GCNKNCM, CCCM thì cơ quan đó thực hiện cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM. Khi cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM thì cơ quan có thẩm quyền phải hủy bản chính bằng thuyền trưởng, máy trưởng, GCNKNCM, CCCM bằng hình thức cắt góc.
Trên đây là nội dung quy định về tổ chức thi cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, kiểm tra cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 56/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?