Quy định về đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng miếng
Đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng miếng được quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (được đính chính bởi Quyết định 1550/QĐ-BKHCN năm 2014) như sau:
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:
1. Cân được sử dụng để xác định khối lượng vàng hoặc hàm lượng vàng trong mua, bán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp với khối lượng vàng cần đo. Mức cân phải phù hợp với giá trị độ chia kiểm (e) quy định trong Bảng 1.
Bảng 1
Mức cân |
Giá trị độ chia kiểm (e) của cân |
Đến 200 g |
≤ 1 mg |
> 200 g đến 3 kg |
≤ 10 mg |
> 3 kg đến 10 kg |
≤ 100 mg |
> 10 kg |
≤ 1 g |
b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được công nhận hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.
2. Quả cân hoặc bộ quả cân được sử dụng kèm với cân để xác định khối lượng vàng trong mua, bán hoặc để định kỳ kiểm tra cân quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm yêu cầu sau:
a) Có khối lượng danh định và độ chính xác phù hợp với cân được sử dụng kèm hoặc cần kiểm tra;
b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định phải còn thời hạn giá trị.
3. Khối lượng vàng trong mua, bán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong thanh tra, kiểm tra không được nhỏ hơn khối lượng công bố. Giới hạn sai số của kết quả phép đo khối lượng vàng phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Bảng 2.
Bảng 2
TT (i) |
Khối lượng vàng (m) |
Giới hạn sai số (S) |
Theo gam (g) |
Theo miligam (mg) |
|
1 |
30 |
13 |
2 |
50 |
17 |
3 |
100 |
30 |
4 |
200 |
56 |
5 |
300 |
80 |
6 |
500 |
130 |
Theo kilôgam (kg) |
|
|
7 |
1 |
240 |
8 |
1,5 |
350 |
9 |
2 |
430 |
10 |
3 |
600 |
11 |
5 |
900 |
12 |
6 |
1100 |
|
Theo kết quả đo |
|
13 |
Lớn hơn 6 |
0,0175 % |
Giới hạn sai số của phép đo khối lượng vàng (m) không quy định cụ thể tại Bảng 2 được xác định như sau:
a) Đối với m < 30 g, giới hạn sai số (S) được tính theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.
S = (13 : 30) * m
Ví dụ 1:
Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc nhẫn bằng vàng là 7,5 g (2 chỉ) khi sử dụng cân có e = 1 mg, giới hạn sai số (S) là:
b) Đối với 30 g < m < 6000 g, giới hạn sai số (S) được tính theo theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng:
Trong công thức trên:
S: sai số cho phép lớn nhất;
m: khối lượng vàng;
: hai giá trị khối lượng vàng liền kề với số thứ tự i và i+1 trong Bảng 2 bảo đảm điều kiện ;
: giới hạn sai số trong Bảng 2 tương ứng với ;
Ví dụ 2:
Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc vòng bằng vàng là 86 g (m = 86 g) khi sử dụng cân có e = 1 mg, từ Bảng 2, ta thấy 50 g < 86 g < 100 g.
Vì vậy:
Giới hạn sai số (S) là:
c) Đối với m > 6 kg, giới hạn sai số (S) được tính bằng cách nhân kết quả phép đo với 0,0175 % và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.
Ví dụ 3:
Kết quả phép đo khối lượng của một thỏi vàng là 10 kg khi sử dụng cân có e = 100 mg, giới hạn sai số (S) là:
S= (10 x 0,0175 %) kg ~ 1,8 g
4. Cân phải được người sử dụng tự kiểm tra định kỳ ít nhất một (01) tuần một (01) lần. Hồ sơ thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ được lưu giữ tại địa điểm thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung quy định về đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng miếng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN và Quyết định 1550/QĐ-BKHCN năm 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?