Quy định về chế độ nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh

Chế độ nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh được quy định như thế nào? Xin chào Ngân hàng Hỏi – Đáp Pháp luật! Tôi tên là Khánh Quân, hiện tại tôi đang là đạo diễn. Vừa qua, tôi cùng ekip của mình tham gia vào một dự án sản xuất một bộ phim tài liệu dài tập cho một Chương trình của một đài truyền hình. Có một số vướng mắc liên quan đến việc chi trả thù lao, nhuận bút cho các bạn trong ekip nhưng do không biết nhiều về luật nên tôi gặp rất nhiều khó khăn. Qua thông tin tìm kiếm trên mạng, tôi biết đến Ngân hàng Hỏi – đáp pháp luật. Chính vì thế, tôi mong nhận được sự giải đáp từ Quý Ban biên tập cho thắc mắc của tôi như sau: Chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm điện ảnh được trả như thế nào? Quy định này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Rất mong nhận được giải đáp kịp thời và nhanh chóng từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe các anh/chị! Khánh Quân (quan***@gmail.com)

Chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm điện ảnh được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như sau:

Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim phóng sự, phim hoạt hình), không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt như sau:

1. Phim truyện

STT

Chức danh

Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất

1

Biên kịch

2,25 - 2,75

2

Đạo diễn

2,50 - 3,00

3

Đạo diễn hình ảnh

1,70 - 2,10

4

Thiết kế âm thanh

1,70 - 2,10

5

Người làm kỹ xảo

0,80 - 1,10

6

Người dựng phim

0,70 - 0,80

7

Nhạc sĩ

1,50 - 1,90

8

Họa sĩ

1,00 - 1,20

9

Người làm hóa trang

0,80 -1,10

2. Phim tài liệu, phim khoa học

STT

Chức danh

Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất

1

Biên kịch

4,21 - 5,50

2

Đạo diễn

4,21 - 5,50

3

Quay phim

2,15 - 3,00

4

Người dựng phim

0,43 - 0,80

5

Thiết kế âm thanh

0,86 - 1,40

6

Nhạc sĩ

0,86 - 1,40

7

Họa sĩ

1,00 - 1,50

3. Phim phóng sự

STT

Chức danh

Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất

1

Biên kịch

2,70 - 3,20

2

Đạo diễn

2,70 - 3,20

3

Quay phim

2,20 - 2,50

4

Người dựng phim

0,30 - 0,40

5

Nhạc sĩ

0,60 - 0,70

4. Phim hoạt hình

STT

Chức danh

Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất

1

Biên kịch

3,65 - 4,95

2

Đạo diễn

3,65 - 4,95

3

Quay phim

1,80 - 2,50

4

Người dựng phim

0,33 - 0,53

5

Thiết kế âm thanh

0,86 - 1,40

6

Nhạc sĩ

1,30 - 1,80

7

Họa sĩ chính

2,70 - 3,70

8

Họa sĩ dàn cảnh - diễn xuất

2,50 - 3,50

9

Họa sĩ trang trí phông

0,50 - 1,00

Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh

1. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học, sân khấu và các loại hình tác phẩm thể hiện dưới hình thức tương tự khác sang kịch bản điện ảnh thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 60% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 5 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.

2. Tác giả tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 5% đến 10% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại.

3. Bên sử dụng tác phẩm trả thù lao cho diễn viên điện ảnh và nhuận bút, thù lao cho các chức danh nghề nghiệp thuộc các trường hợp khác chưa được quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua hợp đồng thỏa thuận.

4. Trường hợp tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao do các yêu cầu đặc biệt của thiết bị, vật liệu hoặc chi phí lớn khi quay bối cảnh tại nước ngoài, thì mức nhuận bút, thù lao cao nhất không quá 2 lần mức nhuận bút, thù lao của tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất bình quân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm điện ảnh. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Biểu diễn nghệ thuật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biểu diễn nghệ thuật
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật?
Hỏi đáp Pháp luật
Xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật ở đâu? Hồ sơ xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật gồm giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử của Hoa hậu trong hoạt động nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào đơn vị có hoạt động biểu diễn nghệ thuật bị dừng có thể tiếp tục tổ chức hoạt động biểu diễn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại quán cà phê, nhà hàng không bán vé có cần phải thông báo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu cần những điều kiện nào? Thủ tục đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào cuộc thi sắc đẹp phải xin cấp phép tổ chức? Tổ chức cuộc thi sắc đẹp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì kết quả có bị hủy không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức cuộc thi sắc đẹp khi chưa được cấp phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu diễn nghệ thuật không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Để được tổ chức biểu diễn nghệ thuật cần đáp ứng điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biểu diễn nghệ thuật
1,235 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào