Từ tháng 7/2018, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong quá trình làm việc phải có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong quá trình làm việc được quy định ra sao? Xin chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em được biết quá trình vận hành, hoạt động của các phương tiện đường sắt nói riêng, ngành vận tải đường sắt nói chung cần sự đóng góp của một đội ngũ đông đảo nhân viên đường sắt ở các vị trí khác nhau điển hình là những người trực tiếp phục vụ chạy tàu. Vậy theo quy định hiện nay thì trong quá trình làm việc nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có trách nhiệm gì? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin cảm ơn và chúc Quý anh chị sức khỏe! Trung Dương (duong***@gmail.com)

Từ ngày 01/7/2018, Luật Đường sắt 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó,Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt.

Trách nhiệm của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong quá trình làm nhiệm vụ từ tháng 7/2018 được quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật Đường sắt 2017. Cụ thể bao gồm:

a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt;

b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;

c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.

Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập xin gửi đến bạn một số thông tin về các chức danh cụ thể của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu như sau:

Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây:

- Trưởng tàu;

- Lái tàu, phụ lái tàu;

- Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga;

- Trực ban chạy tàu ga;

- Trưởng dồn;

- Nhân viên gác ghi;

- Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;

- Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;

- Nhân viên gác đường ngang, cầu chung;

- Các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong quá trình làm nhiệm vụ từ tháng 7/2018. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo tại Luật Đường sắt 2017.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào