Từ ngày 01/07/2018, chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ được quy định như thế nào?
Chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ được quy định tại Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) như sau:
Những đối tượng sau đây được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế:
- Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, vật mẫu, công nghệ trong nước chưa tạo ra được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, giải mã, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ; tài liệu, sách báo khoa học phục vụ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ có thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
- Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, giải mã công nghệ tại doanh nghiệp;
- Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao.
Trên đây là nội dung quy định về chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ kể từ ngày 01/07/2018. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?