Xe vận chuyển lâm sản trái phép có bị tịch thu không?
Đối với thắc mắc của bạn, hiện nay, dấu hiệu vi phạm và hình thức xử phạt đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật được quy định tại Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Theo đó, ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền với mức phạt tương ứng với từng trường hợp vi phạm thì người thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện phạm tội, cụ thể Khoản 11 Điều 22 Nghị định này quy định như sau:
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này), thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm có tổ chức.
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
- Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
- Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên.
- Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.
Và một điều cần lưu ý là chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này).
Do vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, chiếc xe là phương tiện để bạn thực hiện hành vi vận chuyển lâm sản trái phép nên ngoài bị áp dụng hình thức phạt tiền, bạn còn có thể bị xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể là chiếc xe sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Và trường hợp này bản thân phương tiện phạm tội - chiếc xe thuộc sở hữu của bạn và vợ mình, không thuộc các trường hợp bị chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép cho nên vợ bạn dù là đồng sở hữu chiếc xe tthì cũng không thể ngăn cản được việc áp dụng hình thức tịch thu phương tiện phạm tội đối với chiếc xe.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc tịch thu phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 157/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?