Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2017
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2017 được quy định tại Điều 3 Thông tư 71/2017/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung đánh giá các nội dung sau:
1. Công tác bố trí và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2017:
a) Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b) Tình hình phân bổ, giao dự toán chi ĐTPT năm 2017: Việc bố trí, phân bổ vốn, giao dự toán chi ĐTPT cho các dự án, công trình trong năm 2017 theo Luật Đầu tư công; thời gian phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư; kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước và thanh toán nợ xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc nguồn NSNN (ngân sách nhà nước).
c) Tình hình thực hiện chi ĐTPT năm 2017: Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTPT năm 2017, bao gồm giá trị khối lượng thực hiện, vốn thanh toán đến hết Quý II/2017 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 (có biểu phụ lục chi tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2016, kế hoạch vốn và ước thực hiện năm 2017, kèm theo thuyết minh).
Tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), chương trình mục tiêu (CTMT), các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA (viện trợ ODA và vay ODA) và vốn vay ưu đãi (tiến độ giải ngân, khả năng đảm bảo vốn đối ứng). Riêng các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và/hoặc vay ưu đãi, trường hợp xác định khả năng giải ngân vượt dự toán được giao (nếu có), thì phải có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh trong phạm vi dự toán tổng nguồn vốn nước ngoài được giao, hoặc trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán trước khi thực hiện nếu vượt dự toán tổng nguồn vốn nước ngoài được giao.
Tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất (trong đó báo cáo chi tiết: số tiền còn dư đến ngày 31 tháng 12 năm 2016; ước số thu phát sinh năm 2017; kiến nghị phương án sử dụng đối với số còn dư đến 31 tháng 12 năm 2016 và số phát sinh năm 2017).
Các Bộ Y tế, Quốc phòng và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, xây dựng 05 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh từ nguồn ứng vốn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (chi tiết tổng số vốn được ứng từ Quỹ, số đã giải ngân, số đã xuất Quỹ nhưng chưa giải ngân, số chưa xuất Quỹ) và dự toán chi ĐTPT năm 2017; đề xuất các kiến nghị đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án (nếu có).
d) Tổng hợp, đánh giá tình hình nợ đọng khối lượng đầu tư XDCB nguồn NSNN (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (TPCP)) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012, số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 và số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015: Số nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, số thu hồi trong năm 2017, ước số còn nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 (chi tiết từng dự án).
đ) Số vốn NSNN đã ứng trước cho các dự án đầu tư đến ngày 30 tháng 6 năm 2017 chưa có nguồn thu hồi.
e) Tình hình vay và trả nợ các nguồn vốn vay của địa phương (kể cả nguồn tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước) để thực hiện các dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng.
g) Tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2017 và dự kiến đến hết năm 2017; nguyên nhân và giải pháp xử lý.
h) Đánh giá vướng mắc trong quản lý đầu tư theo Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan, kiến nghị giải pháp xử lý.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển:
a) Tình hình thực hiện tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước (tổng mức tăng trưởng tín dụng, các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, nguồn NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất,…); đối tượng hưởng ưu đãi; phạm vi ưu đãi; đầu mối thực hiện chính sách tín dụng; lãi suất cho vay; cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay.
b) Tình hình thực hiện chính sách tín dụng cho các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;... Mỗi chương trình cho vay cần làm rõ cơ sở pháp lý, phạm vi, đối tượng, điều kiện vay, lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân; dư nợ cho vay đầu năm, số phát sinh vay và trả nợ trong năm, dự kiến mức dư nợ cuối kỳ; số nợ kinh phí cấp bù lãi suất đầu năm, số phát sinh trong năm, số đã được cấp bù, số dự kiến còn nợ cuối năm.
3. Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách xã hội hóa (tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục).
Trên đây là nội dung tư vấn về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2017. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 71/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?