Vay vốn chính sách hỗ trợ việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP
Về đối tượng được vay vốn
Theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 Chính phủ, quy định đối tượng vay vốn gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và Người lao động.
Về mức cho vay và lãi suất cho vay
Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với người lao động được tạo việc làm là 50 triệu đồng; trước đây mức cho vay tối đa đối với hộ gia đình là 20 triệu đồng.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mức vay tối đa là 01 tỷ đồng/01 dự án nhưng vay trên 50 triệu đồng phải có tài sản bảo đảm và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm.
Lãi suất cho vay thông thường bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. (hiện nay là 6,6%/năm) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật (hoặc) người dân tộc thiểu số (hoặc) người khuyết tật và người dân tộc thiểu số; Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và người khuyết tật vay vốn được hưởng lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định (hiện nay là 3,3%/năm).
Thời hạn cho vay
Hiện nay thời hạn vay vốn hiện nay được quy định mở là không quá 60 tháng (5 năm). Nhưng thời hạn cụ thể do NHCSXH và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn. Cụ thể được ghi trong Hợp đồng tín dụng.
Trước đây thời hạn cho vay được quy định cụ thể theo từng nhóm dự án như: thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây lương thực hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng, dịch vụ kinh doanh nhỏ; Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng, nuôi thủy hải sản, con đặc sản, chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến: nông, lâm, thổ, hải sản; Thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng, đầu tư thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp; Thời hạn từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?