Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ khi cổ phần hóa gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì:
Doanh nghiệp cổ phần hóa đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ; lập bảng kê chi tiết đối với từng khách nợ, chủ nợ theo quy định sau:
1. Nợ phải thu:
a) Đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu theo từng khách nợ, bao gồm:
- Các khoản nợ phải thu chưa đến hạn và nợ phải thu đã quá hạn thanh toán.
- Phân tích rõ các khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Xác định rõ trách nhiệm về các khoản nợ phải thu không có khách nợ xác nhận.
Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được.
b) Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ nhưng đã hạch toán toàn bộ giá trị trả trước vào chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công....
2. Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay, nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước:
a) Căn cứ hợp đồng, giấy báo nợ đối chiếu lập bảng kê các khoản nợ vay theo từng chủ nợ; xác định các khoản nợ thuế và khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; phân tích cụ thể các khoản nợ vay theo hợp đồng (vay trong nước, vay nước ngoài), vay có bảo lãnh, vay do phát hành trái phiếu; các khoản vay trong hạn, vay chưa đến hạn trả, vay đã quá hạn thanh toán, khoản nợ gốc, nợ lãi chưa trả, khoản nợ phải trả nhưng không phải trả.
b) Nợ phải trả nhưng không phải trả là khoản nợ mà chủ nợ của doanh nghiệp cổ phần hóa khi thực hiện đối chiếu xác nhận nợ thuộc các trường hợp sau:
- Nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không xác định cơ quan hoặc cá nhân kế thừa theo phương án giải thể, xử lý tài sản phá sản doanh nghiệp của doanh nghiệp giải thể, phá sản được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
- Nợ của các cá nhân đã chết nhưng không xác định người kế thừa.
- Nợ của các chủ nợ khác đã quá hạn nhiều năm nhưng chủ nợ không đến đối chiếu, xác nhận. Trong trường hợp này doanh nghiệp cổ phần hóa phải có văn bản thông báo gửi trực tiếp đến chủ nợ đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm kiểm kê 10 ngày làm việc.
Trên đây là nội dung tư vấn về đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ khi cổ phần hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 127/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?