Nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp và chế tài xử phạt khi vi phạm
* Nghĩa vụ, mức đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ):
Theo khoản 2, Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 và Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết về tài chính công đoàn”, đối tượng đóng KPCĐ là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp màkhông phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở (doanh nghiệp ở đây gồm: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư).
Theo Điều 5 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ, mức đóng KPCĐ bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
* Chế tài xử phạt khi vi phạm quy định:
Theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Nghị định số 88/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2015, tại điểm 18, Điều 1 bổ sung “Điều 24c” Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về đóng KPCĐ cụ thể như sau:
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng KPCĐ tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng KPCĐ;
b) Đóng KPCĐ không đúng mức quy định;
c) Đóng KPCĐ không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng KPCĐ tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng KPCĐ cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền KPCĐ chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiềnKPCĐ chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn như thế nào?
- Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
- Danh sách hội do đảng, nhà nước giao nhiệm vụ từ 26/11/2024?