Chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước được thực hiện như thế nào?

Chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Ngân, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tôi đang tìm kiếm một số nội dung pháp lý liên quan đến việc chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước được thực hiện như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)    

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì việc chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước được thực hiện như sau:

1. Thực hiện chi theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước đối với các nhiệm vụ chi:

a) Chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí và các đơn vị được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật;

b) Chi viện trợ đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia;

c) Chi xúc tiến du lịch, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư (không bao gồm chi xúc tiến đầu tư quốc gia);

d) Chi đặt hàng sản xuất phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình, phim truyện điện ảnh theo chính sách của Nhà nước;

đ) Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

2. Chi bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, mức rút tối đa hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối ngân sách cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, mức rút dự toán có thể cao hơn, nhưng mức rút 01 tháng không vượt quá 12% dự toán năm và bảo đảm tổng mức rút quý I không vượt quá 30% dự toán năm. Trường hợp đặc biệt cần tăng thêm tiến độ rút dự toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp dưới, Ủy ban nhân dân cấp trên quy định mức rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách hàng tháng cho ngân sách cấp dưới phù hợp với thực tế của địa phương.

3. Căn cứ chế độ, tiến độ, khối lượng thực hiện của từng chương trình, dự án, nhiệm vụ và mức tạm ứng theo quy định, Sở Tài chính thực hiện rút dự toán chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, mức rút tối đa bằng dự toán giao cho từng chương trình, dự án, nhiệm vụ. Trường hợp rút dự toán nhưng sử dụng không đúng mục tiêu hoặc không sử dụng hết, thì phải hoàn trả ngân sách trung ương trong phạm vi tối đa 30 ngày kể từ ngày rút dự toán.

Đối với bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp trên quy định việc rút dự toán của ngân sách cấp dưới phù hợp với thực tế ở địa phương và bảo đảm đúng mục tiêu theo quy định.

4. Định kỳ, chậm nhất vào ngày 15 tháng sau, Kho bạc Nhà nước tổng hợp, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp tình hình thực hiện rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách, chi bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của tháng trước.

Trường hợp phát hiện việc rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu của cơ quan tài chính không đúng quy định, Kho bạc Nhà nước có văn bản thông báo cho cơ quan tài chính biết, đồng thời tạm dừng việc rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách, chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

5. Bộ Tài chính có quy định riêng về quy trình chi, hồ sơ, thủ tục, hạch toán kế toán, kiểm soát chi theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn về chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 342/2016/TT-BTC.

Trân trọng!  

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,264 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào