Hoạt động chi tiêu mới từ nguồn ngân sách nhà nước
Hoạt động chi tiêu mới từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Cụ thể là:
Chi tiêu mới là nhu cầu chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị được xem xét tại thời điểm lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và áp dụng cho cả thời gian 03 năm kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó:
1. Chi đầu tư phát triển mới là tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được bố trí (hoặc cam kết bố trí) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm nguồn ngân sách nhà nước, bắt đầu thực hiện (khởi công mới) từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo, bao gồm:
a) Vốn đầu tư cho các dự án đã được bố trí vốn bắt đầu thực hiện năm hiện hành, nhưng không triển khai được, phải lùi sang năm sau và không được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định;
b) Vốn thu hồi các khoản ứng trước dự toán để khởi công mới các dự án theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Vốn đầu tư cho các dự án bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả các hoạt động mở rộng dự án, chương trình; vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn nhà nước đóng góp để đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP);
d) Vốn đầu tư cho các dự án được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong thời gian chuyển tiếp giữa 02 kế hoạch đầu tư trung hạn, bảo đảm thủ tục đầu tư theo quy định và dự kiến được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư trung hạn sau, có nhu cầu triển khai thực hiện ngay từ năm đầu tiên của kế hoạch trung hạn sau;
đ) Nghiên cứu khả thi cho các dự án sẽ được triển khai trong kế hoạch trung hạn sau.
2. Chi thường xuyên mới là nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới ban hành, bắt đầu thực hiện từ năm dự toán ngân sách hoặc 02 năm tiếp theo; bao gồm:
a) Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây, nhưng đến giai đoạn kế hoạch này mới bố trí được nguồn để triển khai;
b) Kinh phí duy trì thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động mới được bổ sung ở năm hiện hành, tiếp tục thực hiện năm dự toán và các năm tiếp theo;
c) Kinh phí tăng thêm khi tăng quy mô biên chế của cơ quan, đơn vị theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh phí duy tu bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị để vận hành các dự án đầu tư mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm dự toán;
d) Kinh phí cho các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách bắt đầu thực hiện trong năm dự toán, bao gồm cả kinh phí sự nghiệp đối ứng cho các dự án mới sử dụng vốn ngoài nước;
đ) Kinh phí thực hiện cải cách mức tiền lương cơ sở theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động chi tiêu mới từ nguồn ngân sách nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 69/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?