Thực hiện nội dung kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia
Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Cụ thể là:
Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ quy định đã trích dẫn thì nội dung kế hoặc tài chính 05 năm quốc gia được thực hiện như sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
- Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm;
- Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính - ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động vốn vay trong và ngoài nước; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch;
- Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước, bao gồm:
Tổng thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng sản phẩm trong nước - GDP), chi tiết cơ cấu thu theo khu vực; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước;
Tổng chi ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP), chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước;
Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi hoặc bội thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP); tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước; các giải pháp để đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách nhà nước;
- Các chỉ tiêu về quản lý nợ, gồm: Các chỉ tiêu giới hạn về nợ; mức dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; tỷ lệ trả nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước; tổng mức huy động; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ công;
- Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu quản lý về nợ;
- Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 69/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?