Nguyên tắc xác định hình thức xử phạt và mức phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BTC Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành thì nguyên tắc xác định hình thức xử phạt và mức phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được quy định như sau:
1. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Xử phạt hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP;
b) Đối với các hành vi được áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền) quy định khoản 1 Điều 13, điểm a khoản 4 Điều 14, khoản 1 Điều 15, khoản 2 Điều 16, khoản 7 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 4 Điều 19, khoản 5 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với vi phạm lần đầu và không có tình tiết tăng nặng.
2. Đối với những hành vi chỉ quy định hình thức phạt tiền hoặc không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, mức phạt tiền cụ thể được xác định như sau:
a) Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng trung bình giữa mức tối đa của khung hình phạt và mức tối thiểu của khung hình phạt;
b) Cứ một tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức tiền phạt được giảm hoặc tăng 20% so với mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó, nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu và không được cao hơn mức tối đa của khung hình phạt;
c) Khi xác định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc có một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ, nếu còn tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì áp dụng theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Nguồn kinh phí nộp phạt của tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của tổ chức.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc xác định hình thức xử phạt và mức phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 07/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?