Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia
Phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được quy định tại Mục V Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành như sau:
- Phân loại Mục lục NSNN theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia là việc phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi NSNN cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng.
- Chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được mã số hóa theo 4 ký tự, là số chẵn theo hàng chục. Các chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia được chi tiết theo các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc từng chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, được mã hóa theo 4 ký tự liền sau mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, với các giá trị có hàng đơn vị từ 1 đến 9.
+ Đối với các chương trình do Trung ương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 0001 đến 4999; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 20 giá trị. Riêng Chương trình khoa học trọng điểm cấp Nhà nước (Mã số 0210) có 40 giá trị. Đối với 21 Chương trình mục tiêu ban hành theo Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015; chương trình, mục tiêu xử lý chất độc da cam Dioxin; hoạt động bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ là 10 giá trị.
+ Đối với các chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 5000 đến 9989; khoảng cách giữa các chương trình, mục tiêu là 10 giá trị.
Đối với các địa phương có nhu cầu quản lý, hạch toán riêng các chương trình mục tiêu do địa phương quyết định ban hành: Sở Tài chính có văn bản đề xuất cụ thể (kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình mục tiêu của địa phương) gửi Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) để xác định mã số cụ thể và thông báo gửi địa phương thực hiện.
- Khi hạch toán các khoản chi NSNN cho chương trình, mục tiêu, chỉ hạch toán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; căn cứ mã số của các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án, tổng hợp thông tin về số chi NSNN cho cả chương trình, mục tiêu tương ứng.
Đối với các khoản chi NSNN không thuộc chương trình, mục tiêu thì không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu.
- Trường hợp địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành).
Khi sử dụng Mục lục NSNN theo mã chương trình, mục tiêu và Dự án quốc gia, cần lưu ý một số nội dung sau:
- 02 mã chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và mã Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), trong đó đã quy định các mã dự án theo dõi số chi NSNN cho chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 và chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016; mã Chương trình mục tiêu theo Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/08/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020.
- 05 mã chương trình mục tiêu hiện hành trong mã 0950 “Các chương trình, mục tiêu, dự án khác”, gồm: Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (mã số 0965), Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (mã số 0966), Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (mã số 0967), Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ (mã số 0968), Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân (mã số 0971)
Trên đây là nội dung quy định về phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?